Do kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nên cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tính chung 10 tháng năm 2017 xuất siêu 1,23 tỷ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,40 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỷ USD. Số liệu này cho thấy, bức tranh xuất khẩu đang đón làn gió mới với kim ngạch tăng rất cao. Với tốc độ tăng xuất khẩu tiếp tục được giữ vững, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 có thể đạt khoảng 200 tỷ USD, cao hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 188 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với mức thực hiện năm 2016. Qua đó, đánh dấu cột mốc năm đầu tiên Việt Nam đạt mức kỷ lục xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,7%. Chưa kể, tiềm năng tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới dự kiến sẽ còn rất dồi dào nhờ vào hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trên thực tế, mặc dù con số tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nêu trên khá ấn tượng, nhưng thực chất hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc phần lớn vào khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, trong 10 tháng năm 2017, trong khi xuất khẩu của khu vực FDI đạt tới 125,5 tỷ USD thì xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ gói gọn ở con số khiêm tốn 48,2 tỷ USD. Đáng lưu ý, mặc dù khu vực FDI vẫn luôn được coi là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam và được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng hầu như nền kinh tế trong nước hiện nay không khai thác được lợi thế của những doanh nghiệp này. Trái lại, đang bị những doanh nghiệp FDI “lợi dụng” để gia tăng sức cạnh tranh ngay trên sân nhà với các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt khi tham gia sâu vào các FTA. Đơn cử, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 20-12-2015, đến nay hàng hóa Hàn Quốc tràn ngập thị trường nội địa, thay thế luôn hàng Trung Quốc vốn lâu nay “bao sân” thị trường Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc dùng chính tiền đầu tư nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, máy móc thiết bị từ nước mình để phục vụ sản xuất tại Việt Nam. Hiện Hàn Quốc đang là quốc gia đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam với hơn 50 tỷ USD (kể từ năm 1988), chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư FDI với trên 4.000 dự án. Đặc biệt, như Samsung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Chính hoạt động của Samsung đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tăng trưởng nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. Đáng lưu ý, những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh từ Hàn Quốc chủ yếu là nhóm nguyên liệu, linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp trong nước có thẻ sản xuất được. Do đó, việc tăng ảnh hưởng của Hàn Quốc nói riêng và khối doanh nghiệp FDI nói chung sẽ tạo trần cho doanh nghiệp Việt Nam khó vượt qua. Trong khi nhiều doanh nghiệp FDI khác cũng đang sản xuất những ngành hàng tiên tiến hơn Việt Nam, dẫn đến, doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn lên sẽ càng khó hơn do không gian bị thu hẹp.
Chính vì vậy, trong khi các bộ ngành đang vui với con số xuất siêu ấn tượng của năm nay, nhiều chuyên gia khuyến nghị không nên lạc quan quá sớm. Bởi ở một nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu nhập khẩu như Việt Nam, việc xuất siêu chưa hẳn đáng mừng, trừ trường hợp phục vụ sản xuất trong nước, mà cần phải theo dõi diễn biến để có biện pháp ứng phó kịp thời. Mặt khác, để tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI, Chính phủ cần thực hiện chính sách đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu; thực hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu sản phẩm chưa qua chế biến...
Trên thực tế, mặc dù con số tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nêu trên khá ấn tượng, nhưng thực chất hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc phần lớn vào khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, trong 10 tháng năm 2017, trong khi xuất khẩu của khu vực FDI đạt tới 125,5 tỷ USD thì xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ gói gọn ở con số khiêm tốn 48,2 tỷ USD. Đáng lưu ý, mặc dù khu vực FDI vẫn luôn được coi là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam và được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng hầu như nền kinh tế trong nước hiện nay không khai thác được lợi thế của những doanh nghiệp này. Trái lại, đang bị những doanh nghiệp FDI “lợi dụng” để gia tăng sức cạnh tranh ngay trên sân nhà với các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt khi tham gia sâu vào các FTA. Đơn cử, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 20-12-2015, đến nay hàng hóa Hàn Quốc tràn ngập thị trường nội địa, thay thế luôn hàng Trung Quốc vốn lâu nay “bao sân” thị trường Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc dùng chính tiền đầu tư nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, máy móc thiết bị từ nước mình để phục vụ sản xuất tại Việt Nam. Hiện Hàn Quốc đang là quốc gia đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam với hơn 50 tỷ USD (kể từ năm 1988), chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư FDI với trên 4.000 dự án. Đặc biệt, như Samsung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Chính hoạt động của Samsung đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tăng trưởng nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. Đáng lưu ý, những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh từ Hàn Quốc chủ yếu là nhóm nguyên liệu, linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp trong nước có thẻ sản xuất được. Do đó, việc tăng ảnh hưởng của Hàn Quốc nói riêng và khối doanh nghiệp FDI nói chung sẽ tạo trần cho doanh nghiệp Việt Nam khó vượt qua. Trong khi nhiều doanh nghiệp FDI khác cũng đang sản xuất những ngành hàng tiên tiến hơn Việt Nam, dẫn đến, doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn lên sẽ càng khó hơn do không gian bị thu hẹp.
Chính vì vậy, trong khi các bộ ngành đang vui với con số xuất siêu ấn tượng của năm nay, nhiều chuyên gia khuyến nghị không nên lạc quan quá sớm. Bởi ở một nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu nhập khẩu như Việt Nam, việc xuất siêu chưa hẳn đáng mừng, trừ trường hợp phục vụ sản xuất trong nước, mà cần phải theo dõi diễn biến để có biện pháp ứng phó kịp thời. Mặt khác, để tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI, Chính phủ cần thực hiện chính sách đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu; thực hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu sản phẩm chưa qua chế biến...