Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc cho TPHCM

Với một đô thị lớn như TPHCM, văn hóa phản chiếu từ dòng sông Sài Gòn thơ mộng uốn quanh, những dòng kênh trên bến dưới thuyền hay những con phố hiện đại là một phần của nếp sống, du lịch và hồn cốt đô thị. Bức tranh đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa những dòng chảy sống động của kinh tế, văn hóa, xã hội hình thành nên đại đô thị ấy.

Tiếp cận lý thuyết vòng tròn đồng tâm

Trước mắt chúng ta có hai yếu tố đó là, nền công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển văn hóa. Giữa hai yếu tố đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Trong một công bố vào năm 2008, GS David Throsby thuộc Đại học Macquarie, Australia đề xuất mô hình lý thuyết vòng tròn đồng tâm trong nghiên cứu công nghiệp văn hóa.

Đây là một mô hình lý thuyết khả dĩ có thể định lượng công nghiệp văn hóa, gợi mở cho sự phát triển công nghiệp văn hóa tại TPHCM. Theo đó, có hai giá trị song song của sản phẩm và dịch vụ văn hóa: giá trị kinh tế và giá trị văn hóa.

Cụ thể, trong 4 vòng tròn đồng tâm phân loại 4 loại hình sản phẩm và dịch vụ văn hóa, bao gồm: Các loại hình nghệ thuật sáng tạo nằm ở trung tâm gồm văn học, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác.

Sức mạnh văn hóa của một đất nước có thể xem là quyền lực mềm, là nguồn lực nội sinh quan trọng trong phát triển

Sức mạnh văn hóa của một đất nước có thể xem là quyền lực mềm, là nguồn lực nội sinh quan trọng trong phát triển

Các ngành công nghiệp văn hóa khác gồm phim ảnh, bảo tàng, phòng trưng bày, thư viện, nhiếp ảnh. Các ngành công nghiệp văn hóa rộng hơn như dịch vụ di sản, báo in và xuất bản, thu âm, phát thanh và truyền hình, trò chơi vi tính và video. Các ngành công nghiệp có liên quan khác như quảng cáo, kiến trúc, thiết kế và thời trang.

Sức mạnh văn hóa của một đất nước có thể xem là quyền lực mềm, là nguồn lực nội sinh quan trọng trong phát triển. Tuy nhiên, định lượng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp văn hóa của một thành phố lại là điều không đơn giản. Nguyên nhân là do hàm lượng văn hóa, giá trị văn hóa và ý tưởng sáng tạo không có một thang đo nào cụ thể.

Vì vậy, có thể định lượng dựa trên số liệu về lực lượng lao động tham gia ở từng lĩnh vực văn hóa, cộng thêm lực lượng lao động ngành khác nhưng có đóng góp vào việc hình thành sản phẩm và dịch vụ văn hóa.

Tại Việt Nam, công nghiệp văn hóa được Chính phủ xác định bao gồm 12 lĩnh vực. Tuy không chia thành cụm sản phẩm dịch vụ, các lĩnh vực và phân loại công nghiệp văn hóa Việt Nam khá tương đồng với thế giới.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ, đề ra yêu cầu phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa mà ta có tiềm năng, lợi thế. TPHCM cũng ban hành đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020 - 2035”, trong đó, cụm từ “công nghiệp văn hóa” được nhắc đến 5 lần như một khái niệm và định hướng cần thiết.

Như vậy, TPHCM đang đứng trước yêu cầu phải hình thành và phát triển cho được các ngành công nghiệp văn hóa, tạo nên nguồn sức mạnh mềm và nguồn sáng tạo nhằm tái tạo sự năng động, sáng tạo của một thành phố anh hùng. Đó cũng là nỗ lực nhằm góp phần nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo quốc gia.

Nền tảng chiến lược xuất khẩu văn hóa

Quan điểm chỉ đạo chung nhất của Đảng ta trong xây dựng nền văn hóa đã xác định: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nội hàm đó có thể diễn giải bằng những nguyên tắc rất cơ bản, bao gồm “dân tộc”, “đại chúng” và “khoa học”.

Với một đô thị lớn như TPHCM, văn hóa phản chiếu từ dòng sông Sài Gòn thơ mộng uốn quanh, những dòng kênh trên bến dưới thuyền hay những con phố hiện đại là một phần của nếp sống, du lịch và hồn cốt đô thị. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Với một đô thị lớn như TPHCM, văn hóa phản chiếu từ dòng sông Sài Gòn thơ mộng uốn quanh, những dòng kênh trên bến dưới thuyền hay những con phố hiện đại là một phần của nếp sống, du lịch và hồn cốt đô thị. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Thực hiện những nguyên tắc đó, ngành thông tin và truyền thông (TT-TT) có thể chia sẻ và đóng góp một cách hiệu quả và tích cực. Bởi lẽ, ngành truyền thông tham gia vào công nghiệp văn hóa ở khía cạnh nội dung và cả hình thức, kỹ thuật, nền tảng thể hiện.

Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng, trụ cột của công nghiệp văn hóa là tài nguyên văn hóa, khoa học công nghệ, truyền thông và vấn đề bảo hộ bản quyền.

Nói một cách nào đó, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại chính là nơi mà công nghệ TT-TT bước vào sân khấu văn hóa. Ngành TT-TT gắn liền với quá trình bảo tồn, sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm văn hóa.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: Phấn đấu có từ 1 đến 3 thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO ở các lĩnh vực thiết kế, ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông nghe nhìn, điện ảnh, văn học, âm nhạc.

TPHCM có rất nhiều yếu tố vượt trội trên nhiều lĩnh vực, từ ẩm thực, đờn ca tài tử, điện ảnh, văn học, âm nhạc và kể cả lễ hội, thành phố đều đã tham gia xây dựng và hình thành những mô hình rất hấp dẫn như: lễ hội áo dài, lễ hội hoa lan, lễ hội bánh mì, các cuộc đua xe đạp cúp truyền hình, chương trình Chuông vàng Vọng cổ… TP Thủ Đức đang xây dựng khu đô thị mang ước vọng là Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao ở phía Đông TPHCM.

Với vai trò là một thành phố có độ mở và quan hệ quốc tế sâu rộng, TPHCM hoàn toàn có cơ hội để xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc, làm nền tảng cho một chiến lược xuất khẩu văn hóa lâu dài như một mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa.

“Cần nhấn mạnh vai trò của doanh nhân văn hóa và các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà khoa học đối với việc hình thành công nghiệp văn hóa. Không tập hợp được ba đội ngũ này thì chúng ta không có những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa đầy sôi nổi và nhiều cảm hứng sáng tạo. Hãy cho họ một không gian, một khung giờ và một ước mơ và niềm tin rằng họ sẽ làm được những điều lớn lao cho công nghiệp văn hóa TPHCM”, TS Nguyễn Thanh Hòa.

Tin cùng chuyên mục