Xử nghiêm hoạt động xuất khẩu lao động chui

Thời gian gần đây, đã có nhiều lao động Việt Nam sang nước ngoài lao động bất hợp pháp tại các công trường, cơ sở sản xuất… Theo Sở LĐTB-XH tỉnh Nghệ An, đã có hơn 1.500 người quê Nghệ An sang Angola lao động chui. Hầu hết những lao động này được các đường dây đưa sang Angola bằng con đường du lịch (chi phí hơn 100 triệu đồng/người) rồi trốn ở lại làm việc tại các công trường, không có bảo hiểm.

Thời gian gần đây, đã có nhiều lao động Việt Nam sang nước ngoài lao động bất hợp pháp tại các công trường, cơ sở sản xuất… Theo Sở LĐTB-XH tỉnh Nghệ An, đã có hơn 1.500 người quê Nghệ An sang Angola lao động chui. Hầu hết những lao động này được các đường dây đưa sang Angola bằng con đường du lịch (chi phí hơn 100 triệu đồng/người) rồi trốn ở lại làm việc tại các công trường, không có bảo hiểm.

Bộ LĐTB-XH chưa cho phép bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola. Hiện cơ quan chức năng không thể quản lý được, bởi người lao động đi không trình báo và không làm thủ tục hồ sơ tại UBND xã hay Phòng LĐTB-XH. Họ chỉ cần có hộ chiếu đưa cho cò và các đường dây là có thể sang Angola. Từ tháng 3-2013 đến nay, đã có 12 người lao động quê Nghệ An, Hà Tĩnh chết ở Angola, chủ yếu là bị sốt rét ác tính. Gần đây, nhiều lao động khác sang Angola lao động chui đã phải trở về quê nhà điều trị vì bị sốt rét ác tính.

Nhiều lao động ra nước ngoài lao động bất hợp pháp chỉ thông qua cò xuất khẩu lao động chui vì ngại thủ tục rườm rà, thời gian đợi chờ lâu hơn… Hậu quả “không mong muốn” có thể thấy trước của rất nhiều lao động sau khi ra nước ngoài lao động bất hợp pháp là xảy ra những tranh chấp về tiền lương, về thời gian làm việc hoặc bị chính người chủ sử dụng lao động o ép, bóc lột sức lao động, quỵt tiền công, tiền lương sau nhiều tháng làm việc… Thậm chí, có người lao động bị lạm dụng, xâm hại tình dục không biết kêu cứu ai hoặc bị tai nạn lao động chết người không được bồi thường vì không có bảo hiểm y tế, tai nạn… Đó là chưa kể nếu bị cơ quan chức trách nước sở tại phát hiện hành vi lao động bất hợp pháp, sẽ bị xử phạt nghiêm và trục xuất về nước. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp lao động Việt Nam sang Trung Quốc lao động chui trên các công trường, phải làm công việc nặng nhọc, vất vả cả năm trời, bị chủ cơ sở sử dụng lao động quỵt tiền lương, đành phải “bỏ của chạy lấy người”. Nhiều trường hợp bị tai nạn lao động chết người rất thương tâm.

Do vậy, người lao động mong muốn được ra nước ngoài hợp tác lao động, cần phải nâng cao ý thức của mình nhiều hơn về luật pháp, trước hết là để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình thông qua con đường xuất khẩu lao động hợp pháp. Đừng để “tiền mất tật mang” hoặc vì bất kỳ lý do gì mà bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết khi sang nước ngoài lao động, vì sẽ không được pháp luật của cả nước sở tại và luật pháp Việt Nam bảo vệ.

NGUYỄN ĐƯỚC (TPHCM)

Tin cùng chuyên mục