Dịch tiêu chảy cấp tiếp tục diễn biến phức tạp: Tạm dừng công việc không cần thiết để chống dịch

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, số bệnh nhân nghi nhiễm tiêu chảy cấp nguy hiểm tiếp tục tăng làm Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đang rơi vào tình trạng quá tải. Trong số các địa phương có dịch thì Hà Nội vẫn là địa phương có số người mắc cao nhất. Trước tình hình này, TP Hà Nội quyết dừng những công việc không cần thiết để tập trung chống dịch.
Dịch tiêu chảy cấp tiếp tục diễn biến phức tạp: Tạm dừng công việc không cần thiết để chống dịch

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, số bệnh nhân nghi nhiễm tiêu chảy cấp nguy hiểm tiếp tục tăng làm Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đang rơi vào tình trạng quá tải. Trong số các địa phương có dịch thì Hà Nội vẫn là địa phương có số người mắc cao nhất. Trước tình hình này, TP Hà Nội quyết dừng những công việc không cần thiết để tập trung chống dịch.
 
Bệnh nhân tăng, bệnh viện quá tải

Dịch tiêu chảy cấp tiếp tục diễn biến phức tạp: Tạm dừng công việc không cần thiết để chống dịch ảnh 1
Cấp cứu bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm tại Viện Lâm sàng Nhiệt đới quốc gia.

Theo tin từ buổi tập huấn về phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm được Bộ Y tế tổ chức chiều qua 1-11, số bệnh nhân nghi nhiễm đã lên đến gần 200 ca. Trong đó, riêng tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia có 116 trường hợp đang điều trị, riêng trong ngày 1-11 có 50 bệnh nhân nhập viện.
 
TS Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia cho biết, qua xác định các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, Viện đã xác định được 83 trường hợp dương tính với bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Đặc biệt, qua xét nghiệm hơn 50 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân tiêu chảy nhập viện và một số tỉnh phía Bắc gửi tới, Viện phân loại được khoảng 40 chủng gây bệnh, trong đó có nhiều loại đã biến đổi. Điều này rất nguy hiểm vì đòi hỏi phải tìm được nguồn thuốc kháng sinh điều trị thích hợp. Tuy nhiên, ông Hà cho biết, phác đồ điều trị do Bộ Y tế ban hành ngày 1-11 hoàn toàn có khả năng điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm trong trường hợp chủng vi khuẩn gây bệnh biến đổi.
 
Ông Hà cũng cho biết, hiện nay do số bệnh nhân vào viện này tăng đột biến đã dẫn tới tình trạng quá tải nghiêm trọng ở viện. Ngoài việc dành hẳn một tầng làm khu cách ly cho bệnh nhân tiêu chảy thì một số khoa phòng khác của Viện cũng phải cho nhữn bệnh nhân nhẹ ra viện để dành giường bệnh cho bệnh nhân tiêu chảy.
 
Dừng mọi công việc không cần thiết để chống dịch
 
 Trong số các địa phương ở phía Bắc có dịch thì TP Hà Nội có số bệnh nhân cao nhất. Vì vậy, chiều qua, 1-11, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã triệu tập cuộc họp khẩn với các sở, ngành liên quan và lãnh đạo của 14 quận, huyện. Theo TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn Hà Nội có 12/14 quận, huyện xảy ra dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm với hơn 100 người mắc, đặc biệt gia tăng trên địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.

Tuy nhiên đến thời điểm này, do người bệnh được điều trị kịp thời nên không có ca nào tử vong, các ổ dịch đều biệt lập. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, tất cả những người mắc bệnh sẽ được điều trị miễn phí và những trường hợp tiếp xúc với người bệnh cũng sẽ được cấp phát thuốc dự phòng lây nhiễm.
 
Trước tình hình dịch vẫn nghiêm trọng, ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị ngành y tế Hà Nội, các ngành chức năng và chính quyền địa phương tạm dừng các công việc không cần thiết để tập trung vào việc phòng chống dịch bệnh tiêu chảy, coi đây như nhiệm vụ trọng tâm đột xuất. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cần đẩy mạnh đến từng tổ dân phố, từng hộ gia đình. UBND TP Hà Nội cũng quyết định thành lập Ban đặc nhiệm và 4 tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo TP phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm


 KHÁNH NGUYỄN

Thông tin liên quan:
- Thủ tướng yêu cầu tổng kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ truyền bệnh
- Huy động tối đa nhân lực, thuốc men cứu chữa bệnh nhân mắc bệnh

Tin cùng chuyên mục