Ảnh hưởng bởi nguồn nước thải của Vedan: Người dân phải được bồi thường thiệt hại

Ông Trần Như Độ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai:Hội sẽ cùng nông dân khởi kiện Vedan đến cùng

Việc Công ty Vedan có hành vi vi phạm pháp luật, xả nước thải ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân đã làm dư luận bức xúc. Đứng về góc độ pháp lý, các luật sư, luật gia nói gì về vấn đề này?

  • Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM: Dân có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại sức khỏe

Căn cứ Điều 605 Bộ luật Dân sự, người dân có quyền khởi kiện yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Các chi phí thiệt hại về sức khỏe gồm: khám chữa bệnh, giảm sút sức khỏe… Chỉ cần người dân đi khám sức khỏe, bác sĩ xác định bị mắc bệnh là do ảnh hưởng từ nguồn nước thải của Vedan là có thể kiện đòi bồi thường.

Người dân có quyền gởi đơn trực tiếp yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện ra tòa. Thời hạn khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Bên cạnh đó, để bảo vệ người tiêu dùng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hội Nông dân có quyền kêu gọi người dân “tẩy chay” sản phẩm từ công ty vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của họ.

  • Luật sư Trần Hải Đức, Trưởng Văn phòng LS Trần Hải Đức: Vedan phải bồi thường mà không cần chứng minh có lỗi

Theo tôi, Vedan đã vi phạm các điều 3, 35, 37 Luật Bảo vệ môi trường và các điều 182 “Tội gây ô nhiễm không khí”, điều 183 “Tội gây ô nhiễm nguồn nước”, điều 184 “Tội gây ô nhiễm đất” và có dấu hiệu các tình tiết tăng nặng được quy định tại các điểm a, b, g, k khoản 1 điều 48 của Bộ luật Hình sự. Tôi cho rằng hành vi trái pháp luật của Vedan đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Vì vậy, việc khởi tố và đưa ra xét xử là cần thiết.

Ngoài ra, cần phải thực hiện theo Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg ngày 8-8-2008 của Thủ tướng là: “Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có hệ thống, phương tiện, biện pháp xử lý chất thải và có biện pháp khắc phục sự cố môi trường” để đóng cửa Vedan và buộc Vedan bồi thường thiệt hại.

Căn cứ để buộc Vedan bồi thường thiệt hại là dựa vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Đây là nguyên tắc lớn nhất, định hướng khi tiến hành yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại, tức là không nhất thiết phải chứng minh Vedan có lỗi!

Rõ ràng không chỉ các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi của Vedan gây ra, mà nhà nước bị thiệt hại lớn nhất. Trước tình hình đó, các hội đoàn như Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) nên tham gia việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân tổ chức; Hội Nông dân nên đứng ra tập hợp, thay mặt nông dân bị thiệt hại để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hàn Ni ghi

Ông Trần Như Độ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai:
Hội sẽ cùng nông dân khởi kiện Vedan đến cùng

Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Trần Như Độ, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) tỉnh Đồng Nai cho biết, hành vi xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường của Vedan, gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng sông Thị Vải, đã ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn hộ dân là điều không thể chấp nhận. HND tỉnh sẽ cùng nông dân khởi kiện đến cùng, yêu cầu Vedan phải bồi thường những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu bởi ô nhiễm trong suốt 14 năm qua.

Trước đây tại ấp 1, xã Phước Thái, huyện Long Thành - gần Vedan, có một cánh đồng với diện tích trên 10 ha sản xuất 3 vụ lúa/năm nhưng do ô nhiễm bởi những chất thải độc hại chưa qua xử lý của  Vedan, nên phải bỏ hoang từ hàng chục năm qua. Hơn 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống bằng nghề trồng lúa và nghề chài lưới phải tự tìm kiếm nghề khác sinh sống.

Ngoài ra, còn hơn 40 hộ dân tại khu vực này làm nghề nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước 70 ha cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm, tôm cá không thể sống nổi, nhiều ao hồ phải bỏ không từ nhiều năm qua… Nhưng đó chỉ mới thiệt hại về vật chất có thể đo đếm được, còn thiệt hại về sức khỏe con người thì không thể thống kê được.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), đến ngày 23-9, đã có trên 700 đơn thư của người dân sinh sống 2 bên bờ sông Thị Vải, gửi đến đoàn kiểm tra liên ngành và Cục Cảnh sát môi trường đang làm nhiệm vụ tại Vedan, tố giác hành vi gian dối của đơn vị này. Hầu hết đơn thư của người dân đều bày tỏ mong muốn Vedan bị xử lý nghiêm khắc và người dân được bồi thường đầy đủ những thiệt hại mà Vedan đã gây ra.

L.Long - M.Nguyên

Vụ xả nước thải ô nhiễm ra môi trường của Vedan

- Yêu cầu ngưng xả nước thải trực tiếp ra môi trường

Hàng loạt đường ống dẫn nước thải được lắp đặt tinh vi

- Phát hiện thêm một số đường ống xả nước thải chưa qua xử lý?

- Từ vụ sông Thị Vải “đang chết”: Khẩn cấp bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai

- Hệ thống thoát nước ngầm tại Vedan đã từng được biết đến?

- Công bố 10 vi phạm của Công ty Vedan

- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường Lương Minh Thảo: Nhiều vụ vi phạm tương tự Vedan sắp được đưa ra ánh sáng

Vụ Công ty Vedan: 23 triệu đồng tiền phạt cho hơn 10 năm xả thải “vô tư” 

- Công ty Vedan bị đình chỉ hoạt động

23 triệu đồng tiền phạt cho hơn 10 năm xả thải “vô tư”

- Có đủ hành lang pháp lý xử lý vụ Vedan

- Bắt quả tang Công ty Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải

Tin cùng chuyên mục