Biến rác thải nhựa thành tơ sinh học

Các nhà nghiên cứu tại Viện Bách khoa Rensselaer(RPI) ở New York, Mỹ vừa cho ra đời vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa, có thể biến polyethylene trong nhiều mặt hàng nhựa sử dụng một lần thành loại tơ như tơ nhện có hàm lượng protein cao. Sản phẩm tơ sinh học này có thể ứng dụng trong dệt may, mỹ phẩm và thậm chí cả y học.

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa mở ra hướng mới trong xử lý rác thải nhựa
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa mở ra hướng mới trong xử lý rác thải nhựa

Bà Helen Zha, một trong những nhà nghiên cứu dẫn đầu dự án, cho biết, loại tơ này có thể cứng gần như thép khi bị căng. Tuy nhiên, nó nhẹ hơn thép 6 lần và là một loại nhựa sinh học co giãn, dai, không độc hại và có thể phân hủy.

Polyethylene có trong các sản phẩm như túi nhựa, chai nước và bao bì thực phẩm, là tác nhân lớn nhất gây ô nhiễm nhựa trên toàn cầu và có thể mất hơn 1.000 năm để phân hủy một cách tự nhiên.

Chỉ một phần nhỏ được tái chế, vì vậy vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu có thể giúp "tái chế" nhanh hơn. Trong khi đó, quy trình phân hủy nhựa của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa tiêu tốn ít năng lượng và không cần sử dụng hóa chất độc hại.

Tin cùng chuyên mục