Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau khoanh vùng đang bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Tháo dỡ công trình, di dời nhà cửa, vật kiến trúc ảnh hưởng hành lang đê điều, hạ tải trọng trong phạm vi thiết lập; lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở; xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm, vị trí đê xung yếu để trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở tổ chức bảo vệ đê.
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu huyện Trần Văn Thời và U Minh vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Thông báo, cắm biển cảnh báo, rào chắn ngăn không cho người, phương tiện có tải trọng lớn vào khu vực sạt lở, bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở và giữ gìn an ninh trật tự khu vực.
Theo UBND tỉnh Cà Mau do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan và triều cường bất thường đã làm nước biển tràn qua toàn tuyến đê biển Tây từ 0,3 - 0,4m, đoạn từ vàm Ba Tĩnh - Kinh Mới với chiều dài 12,5km, đe doạ vùng ngọt hoá phía Bắc của tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn Đá Bạc - Kinh Mới bị sạt lở nghiêm trọng với tổng chiều dài 356m, nguy cơ phá vỡ đê, buộc tỉnh phải thực hiện các giải pháp hộ đê khẩn cấp.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Công an TPHCM chỉ đạo về việc cấp CCCD gắn chip
-
4 tỉnh, thành ký kết kế hoạch làm đường Vành đai 3 TPHCM
-
Hà Tĩnh khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý rừng ngập mặn bị chết
-
Quảng Trị: 2 tàu cá bị chìm trên biển
-
Người dân đổ xô đi làm hộ chiếu mẫu mới, Cục Quản lý xuất nhập cảnh khuyến cáo
-
TPHCM: Hơn 18.000 sinh viên ra quân tiếp sức sĩ tử
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển kinh tế phải hài hòa với bảo vệ môi trường
-
Bão số 1 gây gió mạnh cấp 11, giật cấp 14
-
Người dân đổ xô đi làm hộ chiếu mẫu mới
-
Chưa tìm thấy 2 ngư dân hành nghề lặn mất tích trên biển