Cần chuyên gia hoà giải độc lập và chuyên nghiệp cho các xung đột môi trường ​ ​

Theo nhóm nghiên cứu, người dân cho rằng thiệt hại môi trường là kết quả của sự thiếu công bằng trong phân phối lợi ích cũng như trong giải quyết xung đột môi trường... 
Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen và Giáo sư Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì Toạ đàm
Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen và Giáo sư Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì Toạ đàm

Theo nhóm nghiên cứu, người dân cho rằng thiệt hại môi trường là kết quả của sự thiếu công bằng trong phân phối lợi ích cũng như trong giải quyết xung đột môi trường. Và khi giải pháp giải quyết xung đột theo kênh hành chính không có hiệu quả thì người dân thường có hành động tự phát với rủi ro pháp lý cao, có thể tạo ra bất ổn xã hội tại địa phương, thậm chí trên quy mô lớn hơn.

Chỉ riêng hệ thống quản lý hành chính nhà nước là không đủ để kiểm soát môi trường, vì quản lý theo kiểu “mệnh lệnh và kiểm soát” không đủ nguồn lực để thực thi và giám sát. Đây là một kết luận quan trọng được nêu ra tại cuộc toạ đàm về xung đột môi trường được Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 25-1.

Theo nhóm nghiên cứu, người dân cho rằng thiệt hại môi trường là kết quả của sự thiếu công bằng trong phân phối lợi ích cũng như trong giải quyết xung đột môi trường. Và khi giải pháp giải quyết xung đột theo kênh hành chính không có hiệu quả thì người dân thường có hành động tự phát với rủi ro pháp lý cao, có thể tạo ra bất ổn xã hội tại địa phương, thậm chí trên quy mô lớn hơn.

Đáng lưu ý, Việt Nam hiện thiếu vắng các chuyên gia hoà giải độc lập và chuyên nghiệp. Đối tượng này cũng chưa được quy định cụ thể trong một số luật liên quan như Luật Hoà giải hay Luật Bảo vệ môi trường.

Tại cuộc toạ đàm, Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen, nêu bật sự cần thiết phải hiểu rõ những động thái xung đột môi trường tại Việt Nam, những tác động chính trị và kinh tế xã hội để bảo vệ quyền về môi trường cũng như tiếp cận công lý cho những người chịu ảnh hưởng.

Bà Caitlin Wiesen cho biết: “Các trường hợp được nghiên cứu và kinh nghiệm từ các nước chỉ ra những  yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quyền về môi trường. Đó là Chính phủ cần lấy ý kiến của cộng đồng trước khi tiến hành những hoạt động ảnh hưởng đến môi trường; đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và đảm bảo quyền tiếp cận tới tòa án hoặc bất kỳ cơ chế hòa giải nào để giải quyết xung đột môi trường.”
Theo Giáo sư Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phần lớn các nghiên cứu và sáng kiến chính sách ở Việt Nam hiện nay đều tập trung vào yếu tố kiểm soát môi trường, mà chưa chú trọng nhiều đến công lý môi trường. Đánh giá thấp vai trò của công lý môi trường cũng là một nguyên nhân làm nảy sinh xung đột và thổi bùng xung đột môi trường.
Theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2016, các vấn đề về môi trường đứng thứ hai (sau đói nghèo) trong những vấn đề khẩn cấp nhất mà người dân mong muốn Nhà nước giải quyết.
Ngoài ra, cuộc điều tra PAPI năm 2016 còn cho thấy, 77% người được hỏi cho rằng Nhà nước, bằng mọi giá, nên ưu tiên bảo vệ môi trường hơn là tăng trưởng kinh tế.

Tin cùng chuyên mục