Ủy ban châu Âu (EC) cho biết kế hoạch trên nhằm tăng tốc độ tái chế các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng và toàn bộ bao bì nhựa được tái chế hoặc tái sử dụng vào năm 2030. Bên cạnh đó, chiến lược cũng mong muốn tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp thông qua thúc đẩy thay đổi cách thức thiết kế, sản xuất và tái chế sản phẩm nhựa tại châu Âu. Chính sách mới của châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của rác thải nhựa và thay đổi quan niệm sử dụng các loại sản phẩm nhựa, vốn chỉ sản xuất trong vài giây, nhưng phải mất đến 500 năm mới có thể phân hủy được.
Kế hoạch được xúc tiến trong thời điểm EU đang nỗ lực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu, nhằm góp phần mang lại một môi trường trong sạch hơn. Đã xuất hiện hàng loạt những cảnh báo cho rằng nếu con người không thay đổi thói quen hoặc có bất kỳ chính sách can thiệp gì thì chỉ trong 50 năm tới, phế thải nhựa trong đại dương có thể sẽ nhiều hơn loài cá. Thế giới đang đối mặt vấn đề rác thải nhựa với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn đang tích tụ trên Trái đất. Theo thống kê, khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên thế giới mỗi năm và hầu hết số nhựa này không được tái chế. Trong đó, có tới 79% lượng rác thải nhựa được chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào đại dương. Điều đáng nói là rác thải nhựa chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi loại rác này không có khả năng phân hủy sinh học.
Mỗi năm, EU thải ra 25 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ chưa tới 30% trong số đó được thu thập để tái chế. EC đã đặt mục tiêu dọn sạch rác nhựa trên biển, đồng thời có các biện pháp hạn chế việc sử dụng hạt nhựa có kích thước nhỏ dưới 5mm trong bột giặt và mỹ phẩm. Kế hoạch mới đề xuất các quy định bổ sung đối với ngành vận tải tàu biển, cũng như các cảng biển nhằm đảm bảo rác từ các tàu hoạt động trên biển sẽ không bị thải ra đại dương. Bên cạnh đó là cam kết hỗ trợ thêm 100 tỷ EUR (123 tỷ USD) để thúc đẩy các sáng kiến và phát minh trong vấn đề này cũng như thúc đẩy việc tiếp cận với các công ty sản xuất nước đóng chai trong khu vực để giảm nhu cầu sản xuất, cung cấp những hướng dẫn bổ sung về cách thức cải tiến phân loại, thu gom phế thải nhựa có thể tái chế của người tiêu dùng và triển khai hình thức dán nhãn mác rõ ràng lên tất cả các vật liệu để xác định chính xác khả năng tái chế của sản phẩm.
Phó Chủ tịch phụ trách việc làm và đầu tư của EC Jyrki Katainen cho rằng kế hoạch mới là một cơ hội lớn để ngành công nghiệp châu Âu phát triển vị thế lãnh đạo toàn cầu trong phát triển công nghệ và vật liệu tiên tiến nhằm giải quyết vấn nạn rác thải nhựa. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là EU vẫn chưa tìm được cách để đánh thuế sản phẩm nhựa thống nhất trên toàn khối. Trong thời gian tới, EU dự kiến sẽ tiến hành đánh giá tác động của chất thải nhựa đối với môi trường và đời sống con người theo nhiều cách, từ đó đề ra phương án đánh thuế phù hợp cho từng loại đồ dùng sử dụng một lần.
Kế hoạch được xúc tiến trong thời điểm EU đang nỗ lực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu, nhằm góp phần mang lại một môi trường trong sạch hơn. Đã xuất hiện hàng loạt những cảnh báo cho rằng nếu con người không thay đổi thói quen hoặc có bất kỳ chính sách can thiệp gì thì chỉ trong 50 năm tới, phế thải nhựa trong đại dương có thể sẽ nhiều hơn loài cá. Thế giới đang đối mặt vấn đề rác thải nhựa với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn đang tích tụ trên Trái đất. Theo thống kê, khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên thế giới mỗi năm và hầu hết số nhựa này không được tái chế. Trong đó, có tới 79% lượng rác thải nhựa được chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào đại dương. Điều đáng nói là rác thải nhựa chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi loại rác này không có khả năng phân hủy sinh học.
Mỗi năm, EU thải ra 25 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ chưa tới 30% trong số đó được thu thập để tái chế. EC đã đặt mục tiêu dọn sạch rác nhựa trên biển, đồng thời có các biện pháp hạn chế việc sử dụng hạt nhựa có kích thước nhỏ dưới 5mm trong bột giặt và mỹ phẩm. Kế hoạch mới đề xuất các quy định bổ sung đối với ngành vận tải tàu biển, cũng như các cảng biển nhằm đảm bảo rác từ các tàu hoạt động trên biển sẽ không bị thải ra đại dương. Bên cạnh đó là cam kết hỗ trợ thêm 100 tỷ EUR (123 tỷ USD) để thúc đẩy các sáng kiến và phát minh trong vấn đề này cũng như thúc đẩy việc tiếp cận với các công ty sản xuất nước đóng chai trong khu vực để giảm nhu cầu sản xuất, cung cấp những hướng dẫn bổ sung về cách thức cải tiến phân loại, thu gom phế thải nhựa có thể tái chế của người tiêu dùng và triển khai hình thức dán nhãn mác rõ ràng lên tất cả các vật liệu để xác định chính xác khả năng tái chế của sản phẩm.
Phó Chủ tịch phụ trách việc làm và đầu tư của EC Jyrki Katainen cho rằng kế hoạch mới là một cơ hội lớn để ngành công nghiệp châu Âu phát triển vị thế lãnh đạo toàn cầu trong phát triển công nghệ và vật liệu tiên tiến nhằm giải quyết vấn nạn rác thải nhựa. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là EU vẫn chưa tìm được cách để đánh thuế sản phẩm nhựa thống nhất trên toàn khối. Trong thời gian tới, EU dự kiến sẽ tiến hành đánh giá tác động của chất thải nhựa đối với môi trường và đời sống con người theo nhiều cách, từ đó đề ra phương án đánh thuế phù hợp cho từng loại đồ dùng sử dụng một lần.