Coi chừng “thợ” dỏm

Một cuộc gọi giả danh, một email trúng thưởng, một đứa trẻ ngủ li bì trên tay người ăn xin… Cuộc sống tuy có vô vàn điều tốt đẹp nhưng không hiếm chiêu trò khiến ta phải cảnh giác. Bạn từng là nạn nhân hay bắt gặp đâu đó vụ lừa đảo được ngụy trang tinh vi, để mọi người cùng đề phòng, hãy chia sẻ với chúng tôi qua chuyên mục Câu chuyện cảnh giác. Email xin gửi về
Coi chừng “thợ” dỏm

Một cuộc gọi giả danh, một email trúng thưởng, một đứa trẻ ngủ li bì trên tay người ăn xin… Cuộc sống tuy có vô vàn điều tốt đẹp nhưng không hiếm chiêu trò khiến ta phải cảnh giác. Bạn từng là nạn nhân hay bắt gặp đâu đó vụ lừa đảo được ngụy trang tinh vi, để mọi người cùng đề phòng, hãy chia sẻ với chúng tôi qua chuyên mục Câu chuyện cảnh giác. Email xin gửi về tuansansggp@gmail.com.

Câu chuyện thứ 1

Mới đầu hè, cậu con trai vừa lên lớp 8 của anh Nam và chị Hoa (ngụ quận Tân Phú, TPHCM) chưa có lịch học hè. Anh chị là cán bộ, viên chức nhà nước sáng đi tối về, nghĩ con đã lớn nên anh chị tin tưởng để cậu bé ở nhà một mình tạm vài hôm, dặn con vừa chơi vừa ôn bài đợi lớp hè khai giảng.

Trước khi đi làm, anh chị thường dặn dò con kỹ lưỡng: Không được mở cửa cho ai vào. Một buổi sáng, ngay khi anh chị vừa đi làm, một thanh niên mặc đồng phục xanh giống nhân viên điện lực tới bấm chuông, bảo muốn vào nhà sửa đồng hồ điện. Nhớ lời ba mẹ dặn, cậu bé trả lời: “Ba mẹ con đi vắng, có gì chú tới sau”. Anh thanh niên móc điện thoại di động ra vờ tìm số, rồi nói lớn cho cậu bé nghe: “Chị Hoa hả, em tới sửa đồng hồ điện cho chị đây và đang đứng trước cửa, chị nói cháu mở cửa giúp”. Nhớ lời ba mẹ dặn, nhưng khi nghe xong cú điện thoại ấy, cậu bé rất tin tưởng, mở cửa cho “chú thợ điện” vào nhà, còn mình ngoan ngoãn ngồi chăm chú xem phim hoạt hình. Khoảng nửa tiếng sau, “chú thợ điện” xong việc, nhanh chóng đi ra với túi xách đồ nghề nặng trên tay. Đi ngang cậu bé, anh ta còn rút điện thoại ra gọi cho “chị Hoa” nói đã sửa xong và chào tạm biệt.

Chiều đi làm về, anh chị lên phòng chợt tá hỏa, thấy đồ đạc bị lục tung, tiền bạc, tư trang và những món đồ giá trị khác đã mất sạch. “Hồi sáng chú thợ vào nhà sửa đồng hồ điện có gọi cho mẹ nữa mà”, cậu bé hồn nhiên kể. Lên công an phường trình báo xong, điều đầu tiên anh chị nghĩ tới là… mau đi kiếm lớp hè cho cậu con trai học.

Câu chuyện thứ 2

Bà Sen, quê Thanh Hóa, vào phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM giữ nhà, trông cháu cho con gái mới sinh được 7 tháng, phải đi làm trở lại. Anh chị hầu như đi suốt ngày, nên dặn dò mẹ cẩn thận cửa nẻo, đề phòng trộm cắp.

Một hôm, có một thanh niên mặc đồng phục tề chỉnh, sau xe chở một bình gas mới đến gõ cửa, xưng là người của công ty đến bảo trì, sửa chữa bếp, kiểm tra đường dây... Vẫn thường xem báo Công An, nên bà Sen hơi chột dạ, ngần ngừ không muốn mở cửa. Anh thanh niên nằn nì rằng phải sửa chữa gấp vì bếp gas nhà bà sắp hết hạn bảo hành, dịp này, công ty còn đổi cho gia đình bình gas miễn phí để tri ân khách hàng thân thiết... Chữ “miễn phí” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bà Sen xiêu lòng, nghĩ: “Người ta sửa chữa miễn phí bếp nhà mình còn tặng bình gas mới, mình sẽ đứng cạnh trông chừng”.

Khi anh thanh niên sửa chữa trong bếp thì bà Sen đứng cạnh giám sát. Được một lúc, đứa cháu trong phòng thức dậy khóc, bà Sen phải vào vừa dỗ cháu, vừa pha sữa... Loay hoay một lúc, đến khi sực nhớ, quay ra thì anh thanh niên đã bỏ đi tự bao giờ, lấy theo nhiều món đồ giá trị trong phòng khách.

Hoàng - Thảo

Tin cùng chuyên mục