Đơn cử, mặt hàng thép dù liên tục phải đối mặt với những khó khăn do các vụ kiện phòng vệ thương mại, nhưng quý 1-2019, sản lượng sản xuất sắt, thép thô vẫn tăng mạnh. Chỉ tính riêng tháng 3, sản lượng sắt, thép thô đạt 1.684.000 tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2018.
Về xuất khẩu, lượng sắt, thép xuất khẩu quý 1-2019 đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến trong thời gian tới ngành thép có triển vọng tăng trưởng tốt (do nhiều nhà máy hoàn thành đưa vào vận hành hết công suất), đưa mức tăng trưởng của ngành thép trong năm nay cao hơn khoảng 10% so với năm 2018.
Tuy vậy, ngành thép cũng phải đối mặt với một số khó khăn do trào lưu bảo hộ thương mại và phụ thuộc vào giá nguyên liệu thế giới, cộng thêm giá điện tăng. Theo ước tính của Hiệp hội Thép Việt Nam, với giá điện tăng 8,36%, giá thép có thể tăng khoảng 100.000 đồng/tấn.
Tương tự, sản lượng xi măng xuất khẩu quý 1-2019 đạt 8,55 triệu tấn, trị giá 364,5 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và 23,3% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian tới, trọng tâm của Bộ Xây dựng là rà soát, bổ sung danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được nhằm kiểm soát, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã tự sản xuất; xử lý kịp thời vướng mắc về khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu xi măng...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Giám sát mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
-
Năm 2020: Thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhẹ
-
Nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
-
Quận Bình Tân thu ngân sách vượt hơn 18% chỉ tiêu dù dịch Covid-19 phức tạp
-
Nỗ lực ngăn chặn gian lận thương mại, trốn thuế
-
Xây dựng TPHCM thành trung tâm mua sắm - thương mại khu vực và cả nước: Vẫn chưa tìm được hướng đi
-
Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản
-
TPHCM ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ
-
Công bố 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
-
Chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm