Đề nghị giảm cước vận tải biển cho doanh nghiệp thủy sản

(SGGP).- Ngày 26-3, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trước khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản, VASEP vừa có công văn gửi Bộ Công thương, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) kiến nghị giảm cước vận tải biển của các hãng tàu.

(SGGP).- Ngày 26-3, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trước khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản, VASEP vừa có công văn gửi Bộ Công thương, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) kiến nghị giảm cước vận tải biển của các hãng tàu.

Theo trình bày của VASEP, chỉ trong vòng 3 tháng qua, giá cước vận tải biển đã tăng rất cao với mức tăng từ 640 - 1.200 USD/container loại 20 feet. Việc tăng giá cước đột biến gây ảnh hưởng rất lớn, làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với các nước trong khu vực, đặc biệt đối với hàng xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, giá cước vận tải biển Việt Nam những năm gần đây vẫn thường cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10% đến15%.

Hiện nay, EU và Mỹ là 2 thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2011, giá trị xuất khẩu vào EU và Mỹ chiếm gần 42% tổng giá trị xuất khẩu. Do đó, việc tăng cước vận tải biển từ Việt Nam đi hai thị trường này sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, khiến các chủ hàng bị động trong việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương.

VASEP khẳng định, trong thời gian qua, chi phí đầu vào của ngành thủy sản tăng đã làm cơ hội cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm. Giờ đây, việc tăng cước vận tải biển càng gây bức xúc lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vì mức phí tăng quá cao nên nhiều doanh nghiệp nắm chắc phần thua lỗ trong các hợp đồng đã ký với khách hàng.

VASEP cho biết cũng vừa gửi công văn kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và NN-PTNT về việc xem xét lại các mức phí kiểm dịch áp dụng đối với lô hàng thủy sản nhập khẩu.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04 có hiệu lực từ ngày 1-3-2012 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp thủy sản, nếu áp dụng quy định này thì mức phí kiểm dịch lô hàng dưới 12 tấn là 200.000 đồng/lô, từ 12 - 24 tấn là 400.000 đồng/lô.

Trong khi theo quy định tại Thông tư 199 năm 2010 của Bộ Tài chính thì phí kiểm dịch không tính theo trọng lượng lô hàng mà có mức phí chung là 285.000 đồng/lô. Như vậy, theo quy định mới này, nếu doanh nghiệp nhập một lô hàng lớn, đóng trong nhiều container sẽ gặp khó khăn do phải trả phí kiểm dịch quá lớn.

Theo VASEP, hiện nay do khan hiếm nguyên liệu trong nước và việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khó khăn thì việc áp dụng quy định tại Thông tư số 04 của Bộ Tài chính về phí kiểm dịch lô hàng như trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng cường nhập khẩu để gia tăng xuất khẩu, gây khó khăn cho sản xuất của doanh nghiệp thủy sản. 

PH.VĂN

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Tăng liên kết gia nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

Tăng liên kết gia nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

25.000 là số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong cả nước. Có đến hơn 96% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, cộng với việc năng lực liên kết còn hạn chế đã khiến cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngân hàng - Chứng khoán

VietinBank xuất sắc giành giải thưởng Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư yêu thích nhất 2023

Ngày 28-9, Lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2023 - IR Awards 2023 do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi đồng tổ chức đã diễn ra tại TPHCM. Vượt qua nhiều Doanh nghiệp niêm yết (DNNY), VietinBank vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Top 3 DNNY vốn hóa lớn có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất”.

Thị trường

Sản phẩm sữa chua “made in VietNam” chinh phục thị trường tỷ đô của Trung Quốc

Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch thành phố Hà Nội tại Trung Quốc, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.

Địa ốc

Du lịch

Thông tin kinh tế

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng lúa và nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất cả nước hiện nay. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay lĩnh vực tam nông: nông nghiệp - nông thôn - nông dân.