- Một doanh nghiệp dệt may ở Long An mới đây đã xuất khẩu được 2 container vải có nguồn gốc sợi hữu cơ cho đối tác Mỹ. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phát triển hàng chục loại vải khác có nguồn gốc hữu cơ. Họ tự tin sẽ đáp ứng được yêu cầu khắt khe của bên đặt hàng về loại sản phẩm này.
Chương trình khuyến mãi tập trung năm 2023 tiếp tục được TPHCM triển khai trên quy mô lớn, với sự tham gia của nhiều ngành hàng, lĩnh vực và mức giảm giá tối đa lên đến 100%.
Ngày 26-4, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Sài Gòn, quận 7, TPHCM, hơn 6.000 nhà mua hàng đến từ hơn 120 quốc gia thuộc châu Mỹ, châu Âu, châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới đã tham dự triển lãm nguồn cung ứng quốc tế 2023 (Global Sourcing Fair Việt Nam 2023).
- Có một lĩnh vực vẫn xoay xở rất nhuyễn trong mấy năm làm ăn khó ngặt: xuất khẩu trực tuyến. Năm ngoái, mức tăng của những doanh nghiệp xứ mình có doanh số xuất khẩu trên 1 triệu USD là 30%/năm so với 2021.
Bước vào những ngày sản xuất đầu năm, cộng đồng doanh nghiệp (DN) tại TPHCM kỳ vọng kinh tế thế giới và trong nước sẽ sớm phục hồi để đơn hàng được kết nối lại, từ đó sớm vượt qua khó khăn.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của các nước là thành viên CPTPP đang trong thời kỳ “một mình một chợ” với rất nhiều ưu đãi nhưng phải đảm bảo chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu hợp lệ sẽ có thuế quan rất thấp (nhiều mặt hàng chỉ 0%). Nhưng làm thế nào?
Pháp vừa quy định các nhà sản xuất phải ghi nhãn chi tiết thông tin về tác động đối với khí hậu trên tất cả sản phẩm may mặc được bán ở nước này kể từ năm 2023. Dự kiến, các quốc gia còn lại trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng quy định này từ năm 2026.
Đó là khẳng định của Bộ Công thương tại hội nghị kết nối cung cầu nguyên vật liệu cho ngành dệt may Việt Nam do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tổ chức ngày 29-7. Theo đó, thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam trên thế giới chiếm 6,4% thị phần toàn cầu, đứng sau Trung Quốc (chiếm 31,6%) và châu Âu (27,9%).
Ngày 27-7, Bộ Công thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu. Triển lãm đã thu hút 278 doanh nghiệp thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Ngày 22-7, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Dệt May tại TPHCM, cho biết, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã chạm mốc 23 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại hiện trường, khu vực xảy ra vụ cháy rộng lớn và có các trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất quần áo các loại của Công ty Scavi gần như bị thiêu rụi. Rất may, vụ cháy không có thiệt hại về người.
Hơn 8,8 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021, đó là kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong nước từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy sự bứt tốc mạnh mẽ của các doanh nghiệp dệt may sau một thời gian dài phải ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.
Trải qua một năm rất khó khăn vì đại dịch và thiên tai khắc nghiệt, xuất nhập khẩu hàng hóa của chúng ta vẫn đạt kết quả ngoạn mục với tổng kim ngạch trong 11 tháng đạt tới 599,11 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2020 (dự báo cả năm hoàn toàn có thể vượt mốc 600 tỷ USD).
Tại buổi họp báo Cotton Day 2021 do Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Bông Mỹ tổ chức, ông Võ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ tại Việt Nam, cho biết, ngành dệt may và thời trang thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ hướng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) tuy mới có hiệu lực từ ngày 1-5-2021, nhưng theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh trong 5 tháng đầu năm 2021 đã đạt 2,36 tỷ USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ.
Ngày 20-7, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã tổ chức chạy chuyến tàu chuyên container đầu tiên sang Bỉ. Đoàn tàu gồm 23 container 40 feet, vận chuyển các loại hàng hóa như dệt may, da giày.