Dự án Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đảm bảo kết nối đồng bộ hạ tầng

Hiện nay, TPHCM đang quản lý xây dựng đô thị theo các lộ giới 116m (đoạn qua địa bàn quận 2 cũ) và 140m (đoạn qua địa bàn quận 9 cũ); với dải đất dành cho đường sắt là 40m (đoạn đi chung hai tuyến) và khoảng 19,5m (đoạn “tách tuyến”).
Sơ đồ tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
Sơ đồ tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Ngày 14-3, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, liên quan dự án Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, đoạn đi qua địa phận TPHCM, UBND TPHCM yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt TPHCM (MAUR) cập nhật đầy đủ các “điểm khống chế” đảm bảo phương án tuyến được xác định cụ thể, cần lưu ý các nút giao thông của đường bộ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (nút giao An Phú, các nút giao với đường Vành đai 2, đường Vành đai 3 TPHCM); chủ động liên hệ với chủ đầu tư các dự án liên quan để được cung cấp các tài liệu kỹ thuật phục vụ việc nghiên cứu phương án tuyến đảm bảo đồng bộ, phù hợp theo quy định.

Về vị trí các nhà ga, dự kiến bố trí với khoảng cách trung bình khoảng 1km là hợp lý. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai tim đường ray trên chính tuyến là 3,8m, chưa đạt yêu cầu theo TCVN “Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia”. Do đó, MAUR rà soát, cập nhật để đảm bảo đúng quy định.

Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ, đường bộ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng chiều rộng mặt cắt ngang 116-140m; trong đó, cơ cấu đủ các dải đất dành cho đường bộ cao tốc, các tuyến đường sắt (gồm đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành), các đường đô thị song hành.

Hiện nay, TPHCM đang quản lý xây dựng đô thị theo các lộ giới 116m (đoạn qua địa bàn quận 2 cũ) và 140m (đoạn qua địa bàn quận 9 cũ); với dải đất dành cho đường sắt là 40m (đoạn đi chung hai tuyến) và khoảng 19,5m (đoạn “tách tuyến”).

* Cùng ngày, Bộ GTVT cho biết, Dự án nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 9-2023. Hiện dự án đang tiến hành công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn bước thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến sẽ hoàn thành thẩm định trong tháng 6-2023.

Theo phạm vi dự án, tuyến chính Cao Lãnh - Lộ Tẻ dài 29km sẽ giữ nguyên trạng quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yếu tố hình học cơ bản, chỉ tiến hành bù vênh và thảm tăng cường mặt đường bằng bê tông nhựa.

Tuyến đường cũng sẽ được bố trí lại làn xe, tách riêng phần xe máy và xe thô sơ lưu thông trên đường gom. 29 cầu trên đường gom sẽ được đầu tư xây dựng mới để phù hợp với khổ nền đường.

Dự án cũng xây dựng mới nút giao cuối tuyến (nút giao Lộ Tẻ). Tuyến tránh TP Long Xuyên kết nối tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ bằng cầu vượt và nhánh rẽ. Dự án có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Tin cùng chuyên mục