Du lịch biển đảo sẽ trở thành ngành mũi nhọn

Du lịch biển đảo sẽ trở thành ngành mũi nhọn

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn:

Trong những tháng đầu năm 2014, du lịch Việt Nam liên tục có những bước tăng trưởng tốt. Lượng khách đến từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm trước khiến mục tiêu đạt 8 triệu khách quốc tế trong năm nay đang dần trở nên hiện thực. SGGP thứ bảy đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn (ảnh) về hướng khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm năng, tài nguyên đa dạng, giúp ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Đồng thời đăng tải ý kiến của những người trong cuộc về vấn đề du lịch Việt Nam.

* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang tăng trưởng rất tích cực. Theo ông, điều gì đã dẫn đến kết quả khả quan như vậy?

- Những kết quả bước đầu đó là do sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, những cố gắng của các địa phương, sự đồng hành tuyên truyền, ủng hộ của các cơ quan thông tấn, báo chí và sự nỗ lực của toàn ngành du lịch trong việc tập trung nâng cấp sản phẩm, tăng cường quảng bá, xúc tiến các thị trường trọng điểm và đặc biệt qua việc triển khai chương trình kích cầu du lịch, chiến dịch cải thiện môi trường du lịch từng bước khắc phục những tồn tại, tạo dựng hình ảnh ấn tượng, an toàn, thân thiện và ổn định của Việt Nam.

* Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế những năm qua dường như vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn?
 
- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014 là thời điểm triển khai Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020 và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020. Bước đầu, ngành du lịch đang tập trung triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến điểm đến quốc gia, điểm đến địa phương và các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của du lịch Việt Nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy lượng khách quốc tế, gia tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách quốc tế, đồng thời chú trọng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong nước nhằm nâng cao ý thức về gìn giữ và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa ứng xử với khách du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch nội địa.

Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa như mong muốn vì phụ thuộc sản phẩm chúng ta quảng bá, phương thức triển khai chưa huy động được sự tham gia thực chất của các doanh nghiệp du lịch, tập trung quảng bá mang tầm vóc quốc gia và nguồn lực dành cho quảng bá, xúc tiến còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến, chương trình hành động quốc gia về du lịch, đồng thời phổ biến, tăng cường năng lực để mỗi người Việt Nam đi du lịch nước ngoài là một đại sứ để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh mềm quốc gia.

* Một trong những điểm yếu dễ thấy nhất của ngành du lịch là sản phẩm du lịch chưa đa dạng, kém hấp dẫn. Việc liên kết vùng cũng chưa phát huy được hiệu quả. Điều này sẽ được khắc phục thế nào?

- Nhận thấy rõ hạn chế này, từ những năm qua, đặc biệt cuối năm 2013 đầu năm 2014, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu các đề án lớn và đặc biệt tiến hành khảo sát, xây dựng sản phẩm đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, liên kết phát triển du lịch mang cấp độ vùng với sự tham gia, hưởng ứng của các địa phương và doanh nghiệp du lịch.

Thời gian tới, Bộ sẽ tập trung xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch vùng, tập trung làm rõ sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, của các địa phương; mô hình cơ chế liên kết vùng phù hợp. chúng tôi đang chỉ đạo Tổng cục Du lịch và các cơ quan liên quan thiết kế mô hình điều phối cấp độ vùng, với vai trò “nhạc trưởng” phát triển du lịch vùng, trước mắt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

* Bên cạnh đó cũng dễ nhận thấy tiềm năng du lịch biển đảo của chúng ta vẫn chưa được khai thác tốt. Vậy trong thời gian tới, ngành du lịch có kế hoạch đặc biệt gì phát huy thế mạnh này?

- Đúng là du lịch biển đảo của Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Hệ thống hạ tầng, đô thị biển liên quan du lịch biển đảo còn mang tính địa phương cục bộ, thiếu liên kết hệ thống và chưa đáp ứng yêu cầu là bệ đỡ, bàn đạp để phát triển du lịch biển đảo bền vững. Chúng ta có hàng chục cảng biển lớn, nhỏ trải dài trên hơn 3.260km bờ biển, với 39 cụm cảng, cảng biển được quy hoạch, nhưng thực tế bến khách chuyên dụng đón khách du lịch quốc tế đếm trên đầu ngón tay, chưa có một cảng tàu du lịch chuyên dụng có quy mô khu vực.

Với trên 125 bãi biển thuận lợi trong khai thác du lịch, trong đó có trên 30 bãi biển đã được đầu tư khai thác… nhưng dường như việc quy hoạch phát triển du lịch, hạ tầng du lịch, xây dựng một khu du lịch, một bãi biển gắn liền với tính hệ thống, kết nối với các ngành dịch vụ, giao thông… kinh tế xã hội của địa phương, vùng gắn với cuộc sống của cộng đồng cư dân ven biển còn mang tính đơn ngành. Chúng ta lại chưa có những sản phẩm du lịch biển đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao trong khu vực, quốc tế.

Với vị trí địa văn hóa, địa kinh tế, địa chính trị, biển đã, đang và sẽ là “mặt tiền”, là “cửa ngõ lớn” của Việt Nam ra thế giới và thế giới vào Việt Nam, với lịch sử hàng ngàn, hàng vạn năm sinh tồn với biển, sẵn trong mình văn hóa biển, hàng triệu trái tim thao thức cùng biển đảo quê hương, gắn sinh mạng của mình với biển đảo thì du lịch Việt Nam cũng đang hướng ra biển đảo.

Hiện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án Phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. Đề án đã xác định những định hướng dài hạn và tổng hợp, toàn diện về du lịch biển thời kỳ đến năm 2020, góp phần đưa du lịch biển trở thành ngành mũi nhọn của kinh tế biển vào năm 2020.

* Du lịch Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Trọng tâm của ngành du lịch trong thời gian tới là gì?

- Chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển, rà soát, tháo gỡ rào cản cho phát triển du lịch, tăng cường quản lý điểm đến và chất lượng du lịch, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, ưu tiên phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

Đồng thời, ngành cũng hướng tới phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Cùng đó, công tác phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch cũng sẽ tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch sẽ đẩy mạnh theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm và thương hiệu du lịch là trọng tâm, quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia. Đặc biệt, chú trọng mở các chiến dịch về cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo ấn tượng, an toàn, hấp dẫn của điểm đến Việt Nam.

* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang tăng trưởng rất tích cực. Theo ông, điều gì đã dẫn đến kết quả khả quan như vậy?

- Những kết quả bước đầu đó là do sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, những cố gắng của các địa phương, sự đồng hành tuyên truyền, ủng hộ của các cơ quan thông tấn, báo chí và sự nỗ lực của toàn ngành du lịch trong việc tập trung nâng cấp sản phẩm, tăng cường quảng bá, xúc tiến các thị trường trọng điểm và đặc biệt qua việc triển khai chương trình kích cầu du lịch, chiến dịch cải thiện môi trường du lịch từng bước khắc phục những tồn tại, tạo dựng hình ảnh ấn tượng, an toàn, thân thiện và ổn định của Việt Nam.

* Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế những năm qua dường như vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn?

- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014 là thời điểm triển khai Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020 và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020. Bước đầu, ngành du lịch đang tập trung triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến điểm đến quốc gia, điểm đến địa phương và các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của du lịch Việt Nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy lượng khách quốc tế, gia tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách quốc tế, đồng thời chú trọng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong nước nhằm nâng cao ý thức về gìn giữ và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa ứng xử với khách du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch nội địa.

Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa như mong muốn vì phụ thuộc sản phẩm chúng ta quảng bá, phương thức triển khai chưa huy động được sự tham gia thực chất của các doanh nghiệp du lịch, tập trung quảng bá mang tầm vóc quốc gia và nguồn lực dành cho quảng bá, xúc tiến còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến, chương trình hành động quốc gia về du lịch, đồng thời phổ biến, tăng cường năng lực để mỗi người Việt Nam đi du lịch nước ngoài là một đại sứ để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh mềm quốc gia.

* Một trong những điểm yếu dễ thấy nhất của ngành du lịch là sản phẩm du lịch chưa đa dạng, kém hấp dẫn. Việc liên kết vùng cũng chưa phát huy được hiệu quả. Điều này sẽ được khắc phục thế nào?

- Nhận thấy rõ hạn chế này, từ những năm qua, đặc biệt cuối năm 2013 đầu năm 2014, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu các đề án lớn và đặc biệt tiến hành khảo sát, xây dựng sản phẩm đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, liên kết phát triển du lịch mang cấp độ vùng với sự tham gia, hưởng ứng của các địa phương và doanh nghiệp du lịch.

Thời gian tới, Bộ sẽ tập trung xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch vùng, tập trung làm rõ sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, của các địa phương; mô hình cơ chế liên kết vùng phù hợp. chúng tôi đang chỉ đạo Tổng cục Du lịch và các cơ quan liên quan thiết kế mô hình điều phối cấp độ vùng, với vai trò “nhạc trưởng” phát triển du lịch vùng, trước mắt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

* Bên cạnh đó cũng dễ nhận thấy tiềm năng du lịch biển đảo của chúng ta vẫn chưa được khai thác tốt. Vậy trong thời gian tới, ngành du lịch có kế hoạch đặc biệt gì phát huy thế mạnh này?

- Đúng là du lịch biển đảo của Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Hệ thống hạ tầng, đô thị biển liên quan du lịch biển đảo còn mang tính địa phương cục bộ, thiếu liên kết hệ thống và chưa đáp ứng yêu cầu là bệ đỡ, bàn đạp để phát triển du lịch biển đảo bền vững. Chúng ta có hàng chục cảng biển lớn, nhỏ trải dài trên hơn 3.260km bờ biển, với 39 cụm cảng, cảng biển được quy hoạch, nhưng thực tế bến khách chuyên dụng đón khách du lịch quốc tế đếm trên đầu ngón tay, chưa có một cảng tàu du lịch chuyên dụng có quy mô khu vực.

Với trên 125 bãi biển thuận lợi trong khai thác du lịch, trong đó có trên 30 bãi biển đã được đầu tư khai thác… nhưng dường như việc quy hoạch phát triển du lịch, hạ tầng du lịch, xây dựng một khu du lịch, một bãi biển gắn liền với tính hệ thống, kết nối với các ngành dịch vụ, giao thông… kinh tế xã hội của địa phương, vùng gắn với cuộc sống của cộng đồng cư dân ven biển còn mang tính đơn ngành. Chúng ta lại chưa có những sản phẩm du lịch biển đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao trong khu vực, quốc tế.

Với vị trí địa văn hóa, địa kinh tế, địa chính trị, biển đã, đang và sẽ là “mặt tiền”, là “cửa ngõ lớn” của Việt Nam ra thế giới và thế giới vào Việt Nam, với lịch sử hàng ngàn, hàng vạn năm sinh tồn với biển, sẵn trong mình văn hóa biển, hàng triệu trái tim thao thức cùng biển đảo quê hương, gắn sinh mạng của mình với biển đảo thì du lịch Việt Nam cũng đang hướng ra biển đảo. Hiện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án Phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. Đề án đã xác định những định hướng dài hạn và tổng hợp, toàn diện về du lịch biển thời kỳ đến năm 2020, góp phần đưa du lịch biển trở thành ngành mũi nhọn của kinh tế biển vào năm 2020.

* Du lịch Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Trọng tâm của ngành du lịch trong thời gian tới là gì?

- Chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển, rà soát, tháo gỡ rào cản cho phát triển du lịch, tăng cường quản lý điểm đến và chất lượng du lịch, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, ưu tiên phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

Đồng thời, ngành cũng hướng tới phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Cùng đó, công tác phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch cũng sẽ tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch sẽ đẩy mạnh theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm và thương hiệu du lịch là trọng tâm, quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia. Đặc biệt, chú trọng mở các chiến dịch về cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo ấn tượng, an toàn, hấp dẫn của điểm đến Việt Nam.

VĨNH XUÂN thực hiện

Cần cải thiện môi trường du lịch

Đến thời điểm này, nền kinh tế cả nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành du lịch nói chung và Fiditour nói riêng đang nỗ lực để góp phần thúc đẩy thị trường du lịch trong nước và bước đầu thu được những tín hiệu đáng mừng. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 3.073.905 lượt người, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2013. Đa số thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ, trong đó, thị trường Hong Kong tăng 170,19%; tiếp đến là Đức tăng 114,49%; Trung Quốc tăng 46,88%; Nga tăng 37,41%; Campuchia tăng 32,24%; Tây Ban Nha tăng 29,97%; Lào tăng 27,70%...  Bên cạnh đó, một số thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2013.

Để thu hút thêm nhiều khách quốc tế đến TPHCM và Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa khâu quảng bá với các công cụ tiếp cận hiệu quả và đúng đối tượng. Cần nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xác định sản phẩm thế mạnh trọng tâm, quy hoạch và khai thác khoa học, bài bản, cải thiện hơn nữa môi trường du lịch thành phố. Nên liên tục chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc đón tiếp khách tham quan cho các điểm đến trong nước. Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách là những việc làm thiết thực của toàn ngành du lịch. Có như vậy mới đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển du lịch Việt Nam trong  tương lai.

Ông Đặng Trung Nghĩa,
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Fiditour

Tập trung xúc tiến thị trường trọng điểm

Năm 2013 phải nói là một năm thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tình hình kinh doanh năm 2014 dự báo vẫn còn rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch tại thị trường trong nước vẫn chưa thực sự liên kết để tạo các sản phẩm giá tốt cho thị trường. Điều này làm du lịch trong nước thiếu tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ... đã đưa ra nhiều chính sách thu hút khách Việt Nam bằng những chương trình giảm giá ngoạn mục khiến lượng khách tăng đột biến.

Trong khi du lịch trong nước chưa tìm được tiếng nói chung, chúng tôi buộc phải tập trung vào các thị trường trọng điểm bằng việc tham gia định kỳ các hội chợ du lịch tại các thị trường Đức, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Ấn Độ, Nga… Ngoài ra, chúng tôi còn phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các Tổng cục Du lịch Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc nhằm đưa khách đến Việt Nam.

Ông Hoàng Tâm Hòa,
Tổng Giám đốc Công ty BenThanh Tourist

Cần đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách
 
Ngành du lịch TPHCM hiện nay phát triển về số lượng nhưng chưa phát triển đồng bộ về chất lượng phục vụ. Các công ty ra đời chạy theo giá cả cạnh tranh nhưng thiếu sự tìm hiểu, nghiên cứu phương án phục vụ nhu cầu, đảm bảo chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Từ đó, các công ty nhỏ chào các mức giá thấp với chất lượng kém, phá giá thị trường, tạo cho khách hàng các nguồn thông tin về giá, dịch vụ không rõ ràng.

Công ty PTM Travel ra đời trên nền tảng Công ty TST Tourist, một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu tại thị trường TPHCM nhiều năm liền. PTM Travel hình thành với mục tiêu phục vụ khách hàng trên tiêu chí “nhỏ gọn, chất lượng, an toàn”, đồng thời nhắm đến việc hợp tác cung cấp dịch vụ, tư vấn sản phẩm cho các công ty du lịch cùng ngành với mức phí dịch vụ hợp tác. Hiện nay, công ty nhắm đến thị phần phục vụ khách du lịch đi các tuyến điểm truyền thống trong nước, các sản phẩm du lịch nước ngoài.

Bà Đỗ Ngọc Anh Thư,
Giám đốc Công ty Du lịch PTM Travel

Việt Nam có quá nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
 
Tôi đã rất nhiều lần đến Việt Nam, hầu như tất cả các miền đều đã đi qua. Đất nước của các bạn thật sự khá nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và giàu vốn di sản văn hóa truyền thống. Quá nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Việt Nam, để gây ấn tượng mạnh với du khách. Phải nói một điều là tôi rất thích đến những địa điểm được xem là di sản của Việt Nam, những nơi đó rất đẹp và tạo được sự khác biệt khiến tôi thấy thích thú, muốn khám phá, tìm hiểu.

Tôi đặc biệt thích TPHCM vì đó là một thành phố phát triển, có nhiều cảnh đẹp, có nhiều nơi để khách du lịch như chúng tôi tham quan. Tôi rất ấn tượng với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bưu điện Thành phố và các khách sạn lớn ở đây. Rất mong có dịp được quay trở lại Việt Nam. Cũng là một người kinh doanh du lịch nên chắc chắn những tour với nhiều điểm đến lý thú của Việt Nam sẽ nằm trong chương trình tour của công ty chúng tôi.

Ông Raj Kumar Akela
35 tuổi, du khách Ấn Độ

< cướp="" sợ…="">

Cách đây 2 năm tôi được một người bạn thân rủ về Việt Nam chơi. Tôi rất phấn khởi vì đã được nghe bạn bè kể về Việt Nam nên quyết định sẽ về Việt Nam cùng bạn. Lần đầu đặt chân đến Việt Nam tôi rất thích, bởi người Việt Nam rất vui vẻ, thân thiện. Đó là khi tôi được tiếp xúc với gia đình bạn, bà con, hàng xóm xung quanh, mọi người thật tốt. Bạn tôi dẫn tôi tham quan nhiều nơi như vịnh Hạ Long, biển Nha Trang… với cảnh quan thiên nhiên rất tuyệt vời. Nhưng có một điều làm tôi bất ngờ là khi cùng bạn có một chuyến du lịch về miền Trung. Lúc xe dừng ở chợ Đông Ba, TP Huế, anh hướng dẫn viên đã dặn khách trên xe, nếu vào chợ mua sắm cần tránh mua nhầm hàng nhái, nếu là hàng Thái Lan thật thì phía sau sản phẩm sẽ có mã số, tôi nhớ không lầm là mã 91.

Mã số này sẽ giúp khách không mua nhầm hàng. Tôi thấy gia đình bạn tôi hay dùng dầu gió Thái Lan nên muốn mua về làm quà và nhờ bạn tôi mua giúp. Ban đầu, chúng tôi cầm một lốc dầu 10 chai, được dán giá 150.000 đồng ở mặt trên sản phẩm. Bạn tôi cho biết mua lẻ ở ngoài đến 18.000 đồng/chai, như vậy ở đây rẻ hơn. Bạn tôi thử hỏi có giảm giá không, người bán bớt còn 120.000 đồng/lốc. Bạn tôi trả giá thêm 90.000 đồng, chị bán hàng đồng ý liền.

Sau đó, chúng tôi kiểm tra mã số như lời anh hướng dẫn viên dặn thấy đúng mã số nên yên tâm và thích thú khi mua được hàng thật giá rẻ làm quà tặng người thân. Khi về nhà, chúng tôi ngỡ ngàng vì dầu đều là giả, không có mùi, vỏ chai làm bằng sành, sần sần không láng như những chai dầu bạn tôi đã dùng, nút chai không đóng chặt được, chai nào cũng đều bị như vậy.

Ở Việt Nam, tôi bị chặt chém rất nhiều khi mua đồ, có thể vì họ biết tôi là khách du lịch chăng? Tôi mua một đôi dép bình thường ở ngoài chợ đến 500.000 đồng. Về nhà bạn tôi cho hay đôi dép chỉ chừng 100.000 đồng. Tôi từng chứng kiến một vụ móc túi ngay tại sân bay. Chính tôi cũng là nạn nhân bị mất đồ, trong khi tôi đang mải mê chụp những tấm ảnh đẹp về biển Nha Trang vào lúc mặt trời lặn, bất ngờ một người chạy ngang qua giật phắt chiếc máy ảnh tôi đang cầm. Tôi chưa kịp la lên và đuổi theo thì một chiếc xe máy từ đằng sau chạy tới chở tên cướp chạy mất. Tôi rất hoảng sợ và từ đó tôi có cảm giác không an tâm mỗi khi đi ra đường ở Việt Nam.

Ông Mehmet Durmaz
45 tuổi, du khách Đức

Tin cùng chuyên mục