Hiểu cô, thương trò, đồng cảm với phụ huynh, nhưng...

Có lẽ gần như bất cứ ai có con đang tuổi cắp sách đến trường cũng ít nhất một lần nói đổng “Học gì mà lắm thế, để tụi nhỏ có thời gian chơi nữa chứ”. Nhưng rồi nói thì cứ nói, vì tương lai con em, vì áp lực bài vở, vì áp lực thành tích của người lớn... mà không ít phụ huynh tiếp tục cùng con em trân mình với điệp khúc học. Sáng học, chiều học, tối học, khuya học, ngày thường học, thứ bảy, chủ nhật cũng phải học... học theo đúng nghĩa đen câu nói của Lê-nin là "Học, học nữa, học mãi". Tình trạng học như trên đối với bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở đã là chuyện thường ở huyện, và nay đang dần phổ biến xuống cấp tiểu học, thậm chí cả mẫu giáo cũng đã xuất hiện tình trạng Học, học nữa, học mãi theo nghĩa trên.

Có lẽ gần như bất cứ ai có con đang tuổi cắp sách đến trường cũng ít nhất một lần nói đổng “Học gì mà lắm thế, để tụi nhỏ có thời gian chơi nữa chứ”. Nhưng rồi nói thì cứ nói, vì tương lai con em, vì áp lực bài vở, vì áp lực thành tích của người lớn... mà không ít phụ huynh tiếp tục cùng con em trân mình với điệp khúc học. Sáng học, chiều học, tối học, khuya học, ngày thường học, thứ bảy, chủ nhật cũng phải học... học theo đúng nghĩa đen câu nói của Lê-nin là "Học, học nữa, học mãi". Tình trạng học như trên đối với bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở đã là chuyện thường ở huyện, và nay đang dần phổ biến xuống cấp tiểu học, thậm chí cả mẫu giáo cũng đã xuất hiện tình trạng Học, học nữa, học mãi theo nghĩa trên.

Vừa qua, những ai có con học tiểu học đều nhận được bản sao Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT quy định về việc học, đánh giá việc học của học sinh tiểu học. Nội dung thì dài, nhưng tóm lại các bậc phụ huynh quan tâm nhất quy định giáo viên không được cho bài tập về nhà đối với học sinh đã học 2 buổi/ngày, không chấm điểm theo thang điểm 10 như trước đây mà phải ghi nhận xét của giáo viên đối với từng em, tuyệt đối cấm học thêm và dạy thêm...

Mới xem qua Thông tư 30, nhiều phụ huynh vui vì từ nay con mình không bị áp lực bài vở khi về nhà, không bị áp lực điểm số, không phải buộc đi học thêm... nhưng nghĩ lại mới thấy thương cô và trò. Cùng chương trình như bao năm trước đây, cô trò cùng nhau 2 buổi sáng chiều ở trường, cô ra bài tập về nhà để các em ôn luyện, thế mà nhiều khi còn không theo kịp chương trình. Nay, cũng chương trình ấy, chỉ 2 buổi ở trường, liệu cô và trò có thể cùng nhau tiêu hóa hết được không?

Cô ghi nhận xét trong vở báo bài “Con còn yếu môn toán, nhờ phụ huynh kèm thêm” hoặc “Con viết chữ chưa đẹp, cần rèn thêm”. Lớp sĩ số 40-50 học sinh, dĩ nhiên cô không thể kèm cặp chu toàn cho tất cả, việc phụ huynh hỗ trợ cô cũng là bình thường, nhưng một lời nhận xét và gửi gắm như trên có khác cho bài tập về nhà không?

Cô nào cũng thương trò, đặc biệt là các em tiểu học, nhưng lớp quá đông, chương trình quá nặng, cô biết làm sao?

Phụ huynh nào chẳng thương con em, nhưng hiểu áp lực của cô và cũng muốn con em mình theo kịp chương trình, phụ huynh biết làm sao?

Trò, ngây thơ, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi chơi nhưng vì phải theo kịp chương trình học, phải biết một lượng kiến thức nhất định mà những người xây dựng chương trình quy định như thế khi hết lớp 1, hết lớp 2... hết tiểu học, vậy các em phải làm sao?

Quá nhiều câu hỏi nhưng có lẽ chỉ có một câu trả lời với các trò, các thầy cô và các bậc phụ huynh là phải Học, học nữa học mãi theo đúng nghĩa đen.

Còn câu trả lời cho gốc vấn đề vẫn nằm trong tay các nhà quản lý giáo dục và khi nào các nhà quản lý giáo dục trả lời lại là một câu hỏi nữa.

Sài Gòn Giải Phóng thứ bảy

Tin cùng chuyên mục