Hơn 120.000 tỷ đồng đầu tư điện khí hóa nông thôn

Theo đánh giá của đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Việt Nam đã thành công rất ấn tượng chương trình điện khí hóa nông thôn, trở thành mô hình mà WB muốn nhân rộng ở nhiều nước. Cụ thể, sau 22 năm thực hiện và triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X, ngành điện đã thực hiện tốt và đưa lưới điện hạ áp nông thôn về đích trước thời gian Quốc hội quy định.
Hơn 120.000 tỷ đồng đầu tư điện khí hóa nông thôn

Để đạt được kết quả như đánh giá của WB, tổng số vốn đầu tư cho chương trình đã lên tới hơn 120.000 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế hơn 78.300 tỷ đồng (tương đương 3,7 tỷ USD).

Tính đến năm 2018, cả nước đạt 100% xã có điện và đến nay 99,47% hộ dân có điện. Mức độ phủ điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như Philippines 93%, Indonesia 98,1%, Ấn Độ 92,6%, Lào 93,6%. Cùng với tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, ngành điện cũng tiếp nhận và cung cấp điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vỹ, Vân Đồn, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Kiên Hải.

Trong quý 3-2019, toàn bộ 5 nhà máy điện mặt trời, với công suất 260MWp của Công ty CP Điện Gia Lai (GEC) đưa vào vận hành đã đạt sản lượng 221 triệu kWh, gấp 1,3 lần sản lượng từ thủy điện.

Đáng chú ý, mặc dù vào mùa mưa nhưng các nhà máy điện mặt trời đều có “phong độ” ổn định khi đạt trên 99% kế hoạch; trong đó, 4 nhà máy Phong Điền - Huế, Trúc Sơn - Đắk Nông, Hàm Phú 2 - Bình Thuận, Đức Huệ 1 - Long An vượt kế hoạch 9 tháng lên đến 180%.

Tin cùng chuyên mục