HĐBA LHQ cũng khẳng định chủ nghĩa khủng bố ở mọi hình thức là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
IS lộng hành bất chấp nỗ lực đa quốc gia
HĐBA LHQ nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước công lý, đồng thời hối thúc các nước thành viên LHQ hợp tác với Chính phủ Pakistan cùng những cơ quan hữu quan.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công này. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất tại quốc gia Nam Á này trong hơn 1 năm qua và cũng là vụ tấn công thứ 3 trong tuần này nhằm vào các sự kiện tranh cử. Theo tờ Dawn, vụ việc làm dấy lên quan ngại về tình hình an ninh của cuộc bầu cử Pakistan diễn ra ngày 25-7 tới vì vụ khủng bố xảy ra chỉ 1 ngày sau khi Pakistan kết án tử hình 12 “kẻ khủng bố cộm cán” và tổ chức thành công một cuộc họp chưa từng có tiền lệ với sự tham dự của những người đứng đầu các cơ quan tình báo đến từ Nga, Trung Quốc và Iran để thảo luận về việc hợp tác chống khủng bố, trong đó chủ yếu tập trung vào việc IS xây dựng lực lượng ở Afghanistan. Cuộc họp này đã đạt được một thỏa thuận về nỗ lực chống IS tại Afghanistan.
Theo The Nation, 4 nước cũng đã nhất trí về việc đối phó với toàn bộ các nhóm khủng bố khác nhằm mục tiêu đảm bảo hòa bình và loại bỏ chủ nghĩa khủng bố ra khỏi khu vực. Cuộc họp cũng đã thảo luận về các cách thức ngăn chặn các phần tử khủng bố Takfiri thuộc IS từ Iraq và Syria tràn vào Afghanistan. Ngoài ra, các bên tham gia đã nhất trí chia sẻ thông tin tình báo nhằm chiến đấu chống khủng bố đe dọa đường biên giới lãnh thổ của 4 quốc gia nói trên. Tình báo Nga nói rằng khoảng 10.000 phần tử khủng bố IS đang hoạt động tại 9 tỉnh của Afghanistan.
Thách thức khu vực
Ngày 15-7, một vụ đánh bom liều chết đã xảy ra ngay trước trụ sở Bộ Phát triển nông thôn Afghanistan ở thủ đô Kabul, khiến ít nhất 7 người chết và 15 người bị thương. Đây là lần thứ 2 trong hơn 1 tháng qua xảy ra đánh bom liều chết trong khu vực Bộ Phát triển nông thôn Afghanistan. Trước đó, ngày 11-6, một tấn công tương tự xảy ra khi các nhân viên của bộ đang chờ xe buýt về nhà, khiến ít nhất 13 người chết và 31 người bị thương. IS đã nhận gây ra vụ tấn công này.
Cùng ngày, phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) đã công bố báo cáo phản ánh thực trạng dân thường tiếp tục là nạn nhân chính trong các vụ bạo lực xảy ra ở quốc gia Tây Nam Á này. Theo đó, UNAMA xác định con số kỷ lục 1.692 dân thường thiệt mạng trong các cuộc xung đột và tấn công khủng bố xảy ra ở Afghanistan trong nửa đầu năm 2018, trong khi số dân thường bị thương là 3.430 người. Người phát ngôn của Cơ quan Tình báo đối ngoại Moskva Sergei Ivanov trước đó cũng xác nhận sự trỗi dậy của IS ở Afghanistan khi lực lượng này di chuyển từ Syria và Iraq sang.
Trong khi thế giới bị ám ảnh bởi sự tàn bạo của IS thì al-Qaeda cũng đã và đang chơi một ván bài dài hơi. Tổ chức này đang ngày một trỗi dậy và tỏ ra nguy hiểm hơn, đang gây ra mối đe dọa lớn đối với phương Tây, nhất là từ các “chân rết” của tổ chức này ở các vùng chiến địa nóng bỏng tại Syria, Yemen, Afghanistan.
IS lộng hành bất chấp nỗ lực đa quốc gia
HĐBA LHQ nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước công lý, đồng thời hối thúc các nước thành viên LHQ hợp tác với Chính phủ Pakistan cùng những cơ quan hữu quan.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công này. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất tại quốc gia Nam Á này trong hơn 1 năm qua và cũng là vụ tấn công thứ 3 trong tuần này nhằm vào các sự kiện tranh cử. Theo tờ Dawn, vụ việc làm dấy lên quan ngại về tình hình an ninh của cuộc bầu cử Pakistan diễn ra ngày 25-7 tới vì vụ khủng bố xảy ra chỉ 1 ngày sau khi Pakistan kết án tử hình 12 “kẻ khủng bố cộm cán” và tổ chức thành công một cuộc họp chưa từng có tiền lệ với sự tham dự của những người đứng đầu các cơ quan tình báo đến từ Nga, Trung Quốc và Iran để thảo luận về việc hợp tác chống khủng bố, trong đó chủ yếu tập trung vào việc IS xây dựng lực lượng ở Afghanistan. Cuộc họp này đã đạt được một thỏa thuận về nỗ lực chống IS tại Afghanistan.
Theo The Nation, 4 nước cũng đã nhất trí về việc đối phó với toàn bộ các nhóm khủng bố khác nhằm mục tiêu đảm bảo hòa bình và loại bỏ chủ nghĩa khủng bố ra khỏi khu vực. Cuộc họp cũng đã thảo luận về các cách thức ngăn chặn các phần tử khủng bố Takfiri thuộc IS từ Iraq và Syria tràn vào Afghanistan. Ngoài ra, các bên tham gia đã nhất trí chia sẻ thông tin tình báo nhằm chiến đấu chống khủng bố đe dọa đường biên giới lãnh thổ của 4 quốc gia nói trên. Tình báo Nga nói rằng khoảng 10.000 phần tử khủng bố IS đang hoạt động tại 9 tỉnh của Afghanistan.
Thách thức khu vực
Ngày 15-7, một vụ đánh bom liều chết đã xảy ra ngay trước trụ sở Bộ Phát triển nông thôn Afghanistan ở thủ đô Kabul, khiến ít nhất 7 người chết và 15 người bị thương. Đây là lần thứ 2 trong hơn 1 tháng qua xảy ra đánh bom liều chết trong khu vực Bộ Phát triển nông thôn Afghanistan. Trước đó, ngày 11-6, một tấn công tương tự xảy ra khi các nhân viên của bộ đang chờ xe buýt về nhà, khiến ít nhất 13 người chết và 31 người bị thương. IS đã nhận gây ra vụ tấn công này.
Cùng ngày, phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) đã công bố báo cáo phản ánh thực trạng dân thường tiếp tục là nạn nhân chính trong các vụ bạo lực xảy ra ở quốc gia Tây Nam Á này. Theo đó, UNAMA xác định con số kỷ lục 1.692 dân thường thiệt mạng trong các cuộc xung đột và tấn công khủng bố xảy ra ở Afghanistan trong nửa đầu năm 2018, trong khi số dân thường bị thương là 3.430 người. Người phát ngôn của Cơ quan Tình báo đối ngoại Moskva Sergei Ivanov trước đó cũng xác nhận sự trỗi dậy của IS ở Afghanistan khi lực lượng này di chuyển từ Syria và Iraq sang.
Trong khi thế giới bị ám ảnh bởi sự tàn bạo của IS thì al-Qaeda cũng đã và đang chơi một ván bài dài hơi. Tổ chức này đang ngày một trỗi dậy và tỏ ra nguy hiểm hơn, đang gây ra mối đe dọa lớn đối với phương Tây, nhất là từ các “chân rết” của tổ chức này ở các vùng chiến địa nóng bỏng tại Syria, Yemen, Afghanistan.
Hôm 11-7, tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Brussels (Bỉ), các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định mở rộng hỗ trợ tài chính cho quân đội Afghanistan đến năm 2024. NATO kêu gọi các đối tác hợp tác chặt chẽ hơn trong việc chống khủng bố, cải thiện điều kiện phát triển kinh tế, hỗ trợ các nỗ lực hòa bình và hòa giải của Chính phủ Afghanistan. Giới quan sát nhận định lời kêu gọi trên cho thấy sự thụt lùi của Chính phủ Afghanistan và các lực lượng hậu thuẫn nước ngoài như Mỹ trong việc chống sự trỗi dậy của Taliban, IS và các nhóm khủng bố khác.