Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi

Bệnh dịch tả heo châu Phi mặc dù không gây bệnh cho con người nhưng lại là bệnh rất nguy hiểm cho đàn heo. Hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng bệnh, virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng cao, đường truyền lây rất đa dạng, khó kiểm soát...

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm; Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến; Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM Nguyễn Phước Trung và Tổng Biên tập Báo SGGP Nguyễn Tấn Phong tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAO THĂNG
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm; Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến; Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM Nguyễn Phước Trung và Tổng Biên tập Báo SGGP Nguyễn Tấn Phong tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAO THĂNG
Theo Bộ NN-PTNT, tính đến ngày 12-5, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số heo bị bệnh và phải tiêu hủy là 1.220.488 con, chiếm hơn 4% tổng đàn heo cả nước. 

Đồng Nai là địa phương chăn nuôi heo lớn nhất cả nước, nằm sát TPHCM và đã phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi. Đến nay, nhờ kiểm soát chặt chẽ, TPHCM chưa phát hiện thịt heo nhiễm dịch bệnh bán trên thị trường. Song, theo cơ quan chức năng, thời gian qua người dân không được thông tin đầy đủ, chính xác nên hiểu chưa đúng về bệnh dịch, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến sức mua thịt heo.

Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 1 Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM  Lê Thanh Liêm phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến ở Báo SGGP. Ảnh: CAO THĂNG
Được sự chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở NN-PTNT TPHCM phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức Giao lưu trực tuyến “Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi” để người dân hiểu đúng về bệnh dịch này.
Tham gia buổi Giao lưu trực tuyến có lãnh đạo Bộ NN-PTNT; đại diện Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP; Sở Công thương TP; Sở Y tế TP; Cục Quản lý thị trường TP; Saigon Co.op; Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN); HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong; Công ty CP Greenfeed Việt Nam...
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 2 Các đại biểu tham gia buổi giao lưu trực tuyến dùng thịt heo an toàn. Ảnh: CAO THĂNG
Buổi giao lưu diễn ra vào sáng thứ bảy 18-5, trên báo SGGP Online www.sggp.org.vn.
Mời quý độc giả xem thông tin Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng của TPHCM trả lời bạn đọc về những vấn đề liên quan đến dịch tả heo châu Phi, tại buổi Giao lưu trực tuyến trên Báo SGGP Online.
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 3 Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG

Khách mời

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM

Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM

Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM

Doanh Nghiệp

Doanh Nghiệp

Huỳnh Năm, Cần Thơ

Sau khi lan nhanh theo hướng từ các tỉnh miền Bắc vào Nam, hiện nay dịch tả heo đang có nguy cơ bùng phát mạnh ở ĐBSCL, Bộ NN-PTNT có nhận định gì về diễn biến của dịch tả này? 

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 11 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trả lời bạn đọc các thông tin liên quan đến dịch tả heo châu Phi. Ảnh: CAO THĂNG
Chào anh!
Tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi ngày 13-5-2019, cơ quan chức năng đã nhận định tình hình dịch bệnh trong thời gian tới như sau:
Bệnh dịch tả heo châu Phi mặc dù không gây bệnh cho con người nhưng lại là bệnh rất nguy hiểm cho đàn heo (cả heo nhà và heo rừng), chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng cao, đường truyền lây rất đa dạng, khó kiểm soát... Hiện nay, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ ở nước ta còn chiếm đa số, một số vùng có mật độ chăn nuôi cao... Việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, ngăn chặn các yếu tố làm lây lan dịch bệnh là rất khó khăn...
Do vậy, trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh lây lan là vẫn rất cao và diễn biến có thể phức tạp, bệnh có thể lây lan sang các địa phương chưa có dịch.
Vì vậy, chúng ta cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, an toàn sinh học để hạn chế lây lan.
Kim Lý (quận 5, TPHCM)

Siêu thị đã có sự phối hợp tìm giải pháp như thế nào với các doanh nghiệp thu mua heo từ các tỉnh để kiểm soát việc trà trộn đàn heo từ các vùng nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi?

Doanh Nghiệp
Doanh Nghiệp
Hiện tại, nguồn sản phẩm thịt heo cung cấp trong hệ thống Saigon Co.op được kiểm soát nghiêm ngặt, cụ thể:
- Sản phẩm phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ truy xuất, kiểm dịch khi chuyển vùng do cơ quan quản lý nhà nước đánh giá.
- Tăng cường đánh giá ngoại quan 100% khi tiếp nhận sản phẩm.
- Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm gửi các Trung tâm phân tích dịch vụ thí nghiệm được chỉ định để đánh giá chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Vì vậy, với các bước kiểm soát như trên, Saigon Co.op đang kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng khi chuyển vùng từ các tỉnh.
Minh Tú (quận 12, TPHCM)

Khác với dịch cúm gia cầm (có thể lây nhiễm qua người), dịch tả heo châu Phi thì không. Tuy nhiên, việc giá thịt heo trên thị trường sụt giảm, người tiêu dùng có phần dè chừng. Phải chăng việc truyền thông từ các bộ ngành trong thời gian qua chưa được rõ ràng để người dân có thể hiểu đúng về dịch bệnh này?

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Đúng là công tác truyền thông đôi khi đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Các ngành chức năng sẽ phải tăng cường thông tin hơn nữa để cộng đồng hiểu về dịch tả heo châu Phi một cách toàn diện và tỉnh táo hơn.
Dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi heo vì làm heo chết 100%. Cộng đồng chúng ta phải ủng hộ thịt heo sạch, đó cũng chính là cách hiệu quả nhất để loại trừ dịch và giúp cho ngành chăn nuôi hồi phục.
Nếu tẩy chay thịt heo, người tiêu dùng sẽ gián tiếp làm hại ngành chăn nuôi, mà cũng vẫn không bảo đảm tuyệt đối an toàn. Trong khi đó, người tiêu dùng chỉ cần mua thịt heo sạch ở nơi bán hợp pháp, và nấu chín, bảo quản đúng cách, sẽ tự bảo vệ cho mình trước nhiều bệnh khác.
Mai Quốc Huy (quận 5, TPHCM)

Các lò mổ lậu là nơi có nguy cơ cao gây lây lan dịch bệnh. Vậy việc kiểm soát các lò mổ lậu trên địa bàn TPHCM hiện nay như thế nào?

Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Về vấn đề này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xin trả lời như sau:
Đối với việc kiểm soát các điểm giết mổ trái phép, UBND TPHCM đã có chỉ đạo kiểm tra, xử lý rất kiên quyết. Theo đó, TP giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các quận, huyện, nếu không xử lý triệt để, lãnh đạo TP sẽ phê bình trách nhiệm lãnh đạo các địa phương khi để tồn tại các điểm giết mổ trái phép trên địa bàn.
Hà Anh (quận 5, TPHCM)

Hiện nay, siêu thị chỉ kiểm tra bằng mắt thường, thông qua giấy tờ, siêu thị có cách nào kiểm tra được bệnh dịch tả heo châu Phi? Trong quá trình vận chuyển, thịt heo nhiễm bệnh bị tráo thì làm sao siêu thị biết được?

Doanh Nghiệp
Doanh Nghiệp
Saigon Co.op có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và bộ máy quản lý kiểm soát chất lượng ATTP đồng bộ và xuyên suốt. Về vấn đề kiểm soát chất lượng thịt heo, Saigon Co.op có những giải pháp thường xuyên như sau:
- Cập nhật huấn luyện cho đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng cấp phòng và đơn vị kinh doanh về kiến thức liên quan, Saigon Co.op có Phòng kiểm nghiệm và Xe kiểm nghiệm thực phẩm kiểm nghiệm định tính nhiều tiêu chí để tầm soát đầu vào, nhằm sớm phát hiện các nguy cơ nếu có.
- Thường xuyên lấy mẫu tại 3 nguồn: Nhà sản xuất - Trung tâm phân phối - Điểm bán để kiểm nghiệm định lượng.
- Bên cạnh đó, Saigon Co.op phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm soát các hồ sơ pháp lý, truy xuất nguồn gốc để đảm bảo nguồn sản phẩm phân phối được kiểm soát từ đầu. Thực hiện niêm yết thông tin chứng nhận chất lượng, chứng nhận đủ điều kiện ATTP của các nhà cung cấp tại điểm bán của Saigon Co.op, nhằm minh bạch về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm đã được kiểm soát để khách hàng yên tâm và ứng xử đúng.
Vì vậy, tình hình kinh doanh trong hệ thống đến nay vẫn tiến triển tốt, chưa xảy ra trường hợp sản phẩm có phát hiện mầm bệnh, đảm bảo chất lượng nguồn hàng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.
Phạm Anh (quận 10, TPHCM)

Hiện nay, siêu thị chỉ kiểm tra bằng mắt thường. Thông qua giấy tờ, siêu thị có cách nào kiểm tra được bệnh dịch tả heo châu Phi? Trong quá trình vận chuyển, thịt heo nhiễm bệnh bị tráo thì làm sao siêu thị biết được?

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM

Thịt heo ở các siêu thị không chỉ được kiểm tra bằng mắt thường về độ tươi sạch, ngon mắt mà còn có hệ thống giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm dịch và hệ thống nhận diện truy xuất nguồn gốc điện tử.

Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên và đột xuất bởi các cơ quan chức năng, nếu vi phạm bị xử phạt nặng.

Thành phố kiểm soát nguồn heo từ lúc đưa vào giết mổ tập trung, thịt heo đưa vào hệ thống phân phối bảo đảm khép kín.

Thực tế vẫn còn một số heo giết mổ lậu thường bán trôi nổi, và đang được các cơ quan chức năng tập trung giải quyết.

Trần Văn Hoàng (nông dân ở tỉnh Hậu Giang)
Đến nay đã có trại heo nào của các doanh nghiệp chăn nuôi nước ngoài tại Việt Nam xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi chưa, thưa ông? 
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Chào anh!
Thời gian qua, dịch bệnh chủ yếu đang xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không áp dụng hoặc áp dụng không triệt để các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, nơi có mật độ chăn nuôi cao....
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ghi nhận được trường hợp các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn, tập trung, đảm bảo tốt các điều kiện về an toàn sinh học bị bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Chúc anh khỏe!
Phạm Hoàng Minh (quận 1, TPHCM)

Thời gian qua, các cơ quan truyền thông đã tuyên truyền dịch tả heo châu Phi không gây bệnh cho người nhưng vẫn có nhiều người dân hạn chế sử dụng thịt heo. Vậy phải làm gì để người tiêu dùng không quay lưng với thịt heo? Phải chăng chỉ tuyên truyền không là chưa đủ? 

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Vẫn phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả hơn. Ngoài tuyên truyền, các đơn vị chức năng phải nhanh chóng khoanh vùng và giải quyết dứt điểm bệnh dịch, tăng cường kiểm soát các điểm kinh doanh về chất lượng và độ an toàn của thịt để củng cố niềm tin cho người tiêu dùng.
Quốc Quý (quận 11, TPHCM)

Trong trường hợp TPHCM xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi, các trang trại heo giống đang làm gì để phòng chống dịch?

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Câu này đã được trả lời cho bạn đọc trước. Đề  nghị bạn đọc tham khảo thêm.
Minh Hải, Đồng Nai
Tại sao một số địa phương như Đồng Nai, Bình Phước… có tình trạng bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện nhiều ngày mới công bố? Tại Đồng Nai còn có tình trạng huyện công bố nhưng tỉnh phủ nhận? Bộ NN-PTNT cho biết ý kiến về vấn đề này?
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Chào anh!
Việc công bố dịch phải đáp ứng theo các quy định của Luật Thú y, hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không giấu dịch.
Tất cả các bệnh trên động vật có trong danh mục quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT đều sẽ được các cấp chính quyền địa phương căn cứ để công bố khi có đủ các điều kiện (như kết quả xét nghiệm dương tính, dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng...).
Do vậy, có thể có trường hợp cần xác minh làm rõ thông tin nên cần thêm thời gian.
Chúc anh sức khỏe!
Quốc Hùng (quận 3, TPHCM)
Xin được hỏi Công ty GREENFEED Việt Nam, quy trình công ty chăn nuôi như thế nào và làm sao người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm sạch? Làm thế nào để bảo đảm nguồn heo không dịch bệnh trong điều kiện dịch lan rộng như hiện nay? Nếu công ty nằm trong địa phương bị vùng bệnh dịch tả heo châu Phi, công ty có cách ứng phó nào?
Doanh Nghiệp
Doanh Nghiệp

Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 22 Ông Đỗ Cao Bằng, Tổng Giám đốc GreenFeed Việt Nam trả lời báo chí tại buổi giao lưu
GreenFeed kiểm soát 100% chuỗi Feed-Farm-Food từ thức ăn, chuồng trại, con giống cho đến chế biến giết mổ, bảo quản. 100% nguồn heo cho sản phẩm thịt sạch G là từ các trang trại chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh của GreenFeed.

Các trang trại này sử dụng thang đánh giá 1000 điểm của PIC Hoa Kỳ để chọn địa điểm xây dựng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học theo 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng giám sát và chương trình phòng trị theo điều kiện dịch tễ giúp các trại heo của GreenFeed phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. 100% heo xuất trại đều có kiểm dịch của thú y và test mẫu huyết thanh định kỳ cho kết quả không nhiễm ASF cho đến nay. 

Thịt G được sản xuất từ nhà máy giết mổ, chế biến công nghệ thịt mát châu Âu. Nhà máy áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt. Các sản phẩm thịt có kiểm dịch chặt chẽ và thử mẫu hàng ngày bởi Chi cục thú y. Nhờ đó, chúng tôi đảm bảo nguồn heo của thịt sạch G an toàn không dịch bệnh, kể cả trong tình trạng dịch lan rộng đến khu vực Đồng Nai.

Với thịt sạch G của GreenFeed, người tiêu dùng có thể truy xuất tường tận nguồn gốc xuất xứ, bao gồm thông tin về nguồn gốc cám, giống heo (giống PIC của Mỹ), trại nuôi, lần cuối tiêm vắc xin, nơi giết mổ, ngày sản xuất đóng gói. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR trên sản phẩm là biết được tất cả những thông tin này, có thể yên tâm sử dụng sản phẩm cho bữa ăn gia đình.

Đặng Văn Hiếu (huyện Bình Chánh, TPHCM)
Tôi đang ngụ tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TPHCM. Vừa qua, tôi có đọc thông tin chỉ đạo của UBND TP về việc phòng chống bệnh dịch tả ở heo khi tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ổ dịch. Theo tôi được biết, UBND các huyện đang nỗ lực chỉ đạo các xã tập trung phòng và chống dịch. Tuy nhiên, tại xã tôi (xã Trung Lập Hạ) chưa thấy động thái nào từ chính quyền địa phương. Vậy xin hỏi lãnh đạo cấp huyện có đi kiểm tra cấp dưới của mình sau khi chỉ đạo không?
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
UBND huyện Củ Chi đã thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại cầu Bến Súc và cầu Phú Cường để kiểm soát nguồn heo nhập từ các tỉnh vào Củ Chi và tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển. Đồng thời, huyện cũng thành lập 1 đoàn kiểm tra lưu động để kiểm soát nguồn heo từ các tỉnh Tây Ninh và Long An vào TP.
Ngoài ra, UBND huyện có cấp phát 2 đợt thuốc tiêu độc khử trùng cho người chăn nuôi; Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cung cấp vôi bột cho người chăn nuôi.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã biên soạn tờ bướm tuyên truyền về dịch tả heo châu Phi, hướng dẫn việc phương pháp tiêu độc khử trùng, bảng checklist an toàn sinh học để người chăn nuôi tự kiểm tra và thực hiện đúng an toàn sinh học, cấp biển báo đặt trước cổng trại để yêu cầu khách ra vào phải mang ủng, thay đồ bảo hộ trước khi vào trại; cung cấp ủng cho người chăn nuôi.
Trúc Hà (một hộ kinh doanh ở TPHCM)

Tôi có một cơ sở chế biến thực phẩm mỗi ngày sử dụng khoảng 200 kg thịt heo nạc nguyên liệu. Thời gian qua, cơ sở tôi đã chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh từ các nước không có bệnh dịch tả heo châu Phi. Nay vì muốn ủng hộ chăn nuôi trong nước nên tôi muốn chuyển sang dùng thịt heo nội nhưng rất lo lắng mua phải thịt heo trong giai đoạn ủ bệnh. Xin cơ quan chức năng cho biết những đơn vị mua sỉ như chúng tôi có thể mua thịt heo an toàn với bệnh ở đâu? Cơ quan thú y chức năng có xác nhận cho chúng tôi về lô hàng an toàn với bệnh để chúng tôi cung cấp cho các khách hàng không? Xin cảm ơn!

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 25 Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TPHCM trả lời bạn đọc
Tất cả thịt heo có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, đến từ các vùng chưa công bố dịch bệnh có thể xem như an toàn (vì thịt nhập ngoại cũng là những nước chưa công bố dịch bệnh). TPHCM cũng có nhiều cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn.
Thật ra thịt heo ủ bệnh sẽ là nguy cơ lây lan bệnh trên heo (nếu sử dụng thức ăn thừa để nuôi heo mà không nấu chín kỹ) chứ vi rút này không lây bệnh cho người.
Hoàng Thị Thơ (quận 8, TPHCM)

Tôi đến một số cửa hàng thực phẩm tươi sống thấy có dán tờ giấy xét nghiệm thịt heo âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi nhưng không rõ mẫu xét nghiệm và thịt heo đang bán lẻ ở đây có liên quan gì với nhau không? Xin cơ quan chức năng chỉ vài “chiêu” để xác định cửa hàng bán đúng loại thịt đã được xét nghiệm là an toàn với bệnh dịch tả heo châu Phi? 

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Việc xét nghiệm bệnh dịch tả heo châu Phi hiện nay chỉ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng trong kiểm soát dịch bệnh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện lưu hành thịt heo nhiễm vi rút tả châu Phi. Điều quan trọng là thịt heo phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng. Cơ quan chức năng thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm để thịt bảo đảm an toàn, không có các mầm bệnh nói chung.
Minh Thư (quận 6, TPHCM)

Sức ép dịch tả heo châu Phi ngày càng tăng cao xung quanh TPHCM, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ lây nhiễm. TPHCM đã chuẩn bị gì cho tình huống xấu nhất này? 

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 28 Đại diện Sở NN-PTNT TPHCM và Chi Cục Thú y TPHCM trả lời bạn đọc. Ảnh: CAO THĂNG
UBND TP  đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 9-1-2019 và Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 20-4-2019 về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn TPHCM, trong đó đã đưa ra 3 tình huống cụ thể để ứng phó, xử lý khi có bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra, bao gồm:
Tình huống 1: Bệnh dịch tả heo châu Phi chưa xảy ra tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP, nhưng xảy ra bệnh tại các tỉnh phía Bắc hoặc khu vực các tỉnh miền Trung (các tỉnh không cung cấp nguồn heo, sản phẩm thịt heo cho thị trường TP).
Tình huống 2: Bệnh dịch tả heo châu Phi chưa xảy ra tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP, nhưng xảy ra bệnh tại các tỉnh có cung cấp cấp nguồn heo thịt cho thị trường TP.
Tình huống 3: xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP.
Ngày 9-5-2019, UBND TP đã tổ chức cuộc họp với các sở ngành, UBND các quận, huyện để chỉ đạo thực hiện phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TP theo tình huống 2 và sẵn sàng ứng phó sang tình huống 3, trong đó tập trung vào 3 giải pháp trọng tâm:
1. Tổ chức kiểm soát (kiểm soát chặt nguồn heo và sản phẩm thịt heo từ các tỉnh về TP giết mổ, tiêu thụ và tăng cường kiểm soát giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ trái phép trên địa bàn).
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin dịch bệnh cho người chăn nuôi và người dân thành phố về bệnh dịch tả heo châu Phi.
3. Hướng dẫn an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Tấn Đức (nông dân ở tỉnh Đồng Nai)

Những trại nuôi heo lớn bị nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi sau bao lâu có thể tái đàn lại? 

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Theo thông tin cập nhật mới nhất hiện nay thì tính tới 16 giờ ngày 17-5-2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chưa có trang trại chăn nuôi lớn bị bệnh dịch tả heo châu Phi.
Trong trường hợp trang trại lớn hoặc hộ chăn nuôi bị bệnh, thời gian tái đàn sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y địa phương thông báo cho anh chị sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh và đảm bảo thời gian cách ly.
Chúc anh chị sức khỏe!
Dương Bình (quận Bình Tân, TPHCM)

Thịt heo ngoài bán ở siêu thị, chợ truyền thống, còn có bán tại các chợ tự phát nhỏ lẻ. Cơ quan chức năng có kiểm soát hết không?

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Về vấn đề này, Cục quản lý thị trường xin trả lời như sau:
- Đối với TPHCM đã thực hiện kiểm soát giết mổ tập trung hầu hết thịt heo tiêu thụ trên thị trường, các khâu đều được kiểm tra tại các cơ sở giết mổ, có cán bộ thú y kiểm tra, giám sát.
- Thịt sau khi giết mổ đưa về chợ đầu mối có sự kiểm tra của Ban quản lý an toàn thực phẩm trước khi phân phối đến các chợ lẻ.
- Tại các chợ truyền thống, chợ tự phát có các đoàn kiểm tra liên ngành tuyến quận, huyện kiểm tra.
Lê Thị Hoa (quận Bình Tân, TPHCM)

Hiện tại có nhiều điểm kinh doanh thực phẩm tươi sống, hàng hóa… thông báo ngưng kinh doanh thịt heo, các món ăn từ thịt heo vì lý do bệnh dịch tả heo châu Phi khiến người tiêu dùng thêm lo lắng. Xin cho biết trường hợp này, các điểm kinh doanh trên có vi phạm gì không? Cơ quan chức năng khuyến cáo gì cho họ? 

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Đây là quyền tự do kinh doanh của các cơ sở, có quyền bán hoặc không các mặt hàng trong phạm vi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Ban QLATTP đã khuyến cáo rộng rãi về bản chất của bệnh dịch tả heo châu Phi: không lây qua người, người tiêu dùng hoàn toàn có thể an tâm vì thành phố vẫn bảo đảm nguồn heo sạch. 
Thu Hà (quận 11, TPHCM)
Là một phụ huynh, tôi rất lo lắng nếu thịt heo bệnh "lăn lỏi" vào bữa ăn của con mình ở trường học. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM đã có sự tương tác, kêu gọi phụ huynh cùng đồng hành để hạn chế tối đa những rủi ro trước dịch bệnh này?
Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM đã ban hành Văn bản số 1023/GDĐT-CTTT ngày 29-3-2019 về tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát thực phẩm trong tháng vệ sinh an toàn thực phẩm; theo đó Sở cũng đã yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trường học chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia giám sát bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căn tin trường học nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho bữa ăn của học sinh trong trường học
Hồ Văn Huân, Bình Phước
Nhà tôi chăn nuôi heo rừng theo quy trình khép kín, vậy có nguy cơ bị tả heo châu Phi không?  
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 34 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: CAO THĂNG
Chào anh!
Hiện bệnh dịch tả heo châu Phi chưa có thuốc chữa và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, chăn nuôi an toàn sinh học hiện đang là giải pháp phòng chống hiệu quả nhất hiện nay. 
Để tăng cường an toàn sinh học tại trang trại, anh cần áp dụng triệt để các biện pháp như: hạn chế người ra vào, khách tham quan; tiêu độc sát trùng định kỳ 1 tuần/lần (nếu trang trại của anh không nằm trong vùng dịch, vùng uy hiếp do địa phương đã công bố) hoặc 3 lần/tuần; rắc vôi bột xung quanh trại; không tận dụng thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, quán ăn để cho đàn heo ăn...
Chúc anh khỏe!
Trần Thanh Ngọc (quận Bình Thạnh, TPHCM)

Xin cho hỏi TPHCM có những giải pháp nào để loại thịt heo nhiễm bệnh lưu hành trên thị trường để người dân không mua phải? 

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
- Về vấn đề này Chi cục Chăn nuôi Thú y xin trả lời như sau:
+ Thành phố tăng cường kiểm soát tất cả nguồn heo sống và sản phẩm thịt heo tại các tuyến cửa ngõ, các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ áp dụng biện pháp tịch thu tiêu hủy các trường hợp vận chuyển thịt heo không qua kiểm soát giết mổ, không rõ nguồn gốc.
+ Tăng cường công tác kiểm tra xử lý các điểm giết mổ trái phép, lãnh đạo thành phố sẽ phê bình lãnh đạo các quận, huyện nếu để tồn tại các điểm giết mổ trái phép trên địa bàn.
+ Các đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện kiểm tra các chợ truyền thống, chợ tự phát xử lý tịch thu tiêu hủy các trường hợp kinh doanh thịt heo không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm soát giết mổ.
Phạm Văn Quân (quận Tân Bình, TPHCM)

Hỏi Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM: Xin cho biết dấu hiệu nhận biết thịt heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi? Nhiều bà nội trợ truyền tai nhau rằng, heo đang có dịch, tạm thời ngưng ăn thịt heo cho an toàn, Ban QLATTP có lời khuyên gì cho người dân?

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Thịt heo bị tả châu Phi sẽ có một số dấu hiệu như xuất huyết (nổi sần đỏ) dưới da, nội tạng. Thịt kém đàn hồi và rỉ dịch, thịt có màu xanh tái, bầm chứ không đỏ tự nhiên như thịt tươi. Nói chung khi heo bị tả châu Phi sẽ là heo chết (100%), không được đưa vào giết mổ hợp pháp. Các dấu hiệu heo bị tả châu Phi cũng tương tự như đặc điểm của thịt heo chết.
Hiện nay, không chỉ dịch tả heo châu Phi mà bất cứ thực phẩm tươi sống nào cũng có những nguy cơ và diễn biến dịch bệnh phức tạp (thí dụ heo thì có bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh..., thịt bò trước đây có bệnh bò điên, cũng có lở mồm long móng, gà vịt thì bị cúm gia cầm...).
Các cơ quan chức năng phải thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Người tiêu dùng phải có ý thức lựa chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng và mua tại các cửa hàng hợp pháp. Thực phẩm nên dược nấu chín kỹ.
Riêng bệnh tả heo châu Phi không lây qua người (không gây bệnh tả cho người) nên không cần phải e ngại ngừng ăn thịt heo.  
Anh Quân, Đồng Nai

Hiện nay, việc phòng chống dịch tả heo vẫn trong tình cảnh bị động, xin đại diện của ngành nông nghiệp, thú y cho biết, cần có thời gian bao lâu để có thể chủ động phòng chống như dịch cúm gia cầm (mất khá nhiều năm sau khi sử dụng vaccine đề tiêm chủng) 

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Hiện nay, theo đánh giá chung của Bộ NN và PTNT, cả nước đang chủ động và nỗ lực phòng chống dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi, cùng với việc huy động cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch, kể cả huy động lực lượng quân đội tham gia theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.
Bộ NN và PTNT đang phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xúc tiến nhanh việc nghiên cứu vắc xin dịch tả heo Châu Phi để chủ động phòng chống bệnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bệnh đã xảy ra từ rất lâu (năm 1921) và chưa nghiên cứu được vắc xin có hiệu quả. Vấn đề quan trọng là như chủ đề của buổi giao lưu hôm nay "Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu phi" có nghĩa là người chăn nuôi phải hành xử đúng với dịch bệnh, áp dụng đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, để sớm khống chế được dịch bệnh
Mai Hùng (quận 2, TPHCM)

Trước tình hình dịch tả heo châu Phi hoành hành như hiện nay, hệ thống bán lẻ Saigon Co.op làm sao để đảm bảo nguồn cung, giám sát chất lượng?

Doanh Nghiệp
Doanh Nghiệp

Hiện nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng TPHCM vẫn kiểm soát tốt. Trong hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op vẫn đang kiểm soát chặt chẽ, vẫn chưa vi phạm gì .

Saigon Co.op đã triển khai một số giải pháp để đảm bảo kiểm soát tốt sản phẩm phân phối trong hệ thống:

1. Công tác truyền thông nội bộ: Triển khai văn bản số 251/TB-LH về tăng cường kiểm soát kinh doanh, vận chuyển lợn và sản phẩm từ heo để phòng chống dịch tả heo châu Phi, trong đó quán triệt một số đặc điểm nhận dạng về bệnh dịch, các diễn biến và chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tăng cường kiểm soát theo quy chuẩn quy định của Saigon Co.op và thực hiện báo cáo, cập nhật tình hình thường xuyên liên tục.

2. Công tác giám sát và kiểm soát chất lượng: Tập trung kiểm soát hàng hóa đầu vào, các hồ sơ pháp lý, truy xuất nguồn gốc. Thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên tầm soát chất lượng các nhóm chỉ tiêu theo quy định.

3. Tại điểm bán: Thực hiện niêm yết các thông tin pháp lý về đảm bảo điều kiện kinh doanh, chứng nhận sản phẩm, tại quầy kinh doanh của các nhà cung cấp.

4. Các giải pháp dự phòng:

- Chuẩn bị các nguồn hàng thay thế gồm tăng lượng sản phẩm gia cầm và thủy hải sản, Saigon Co.op đã chủ động làm việc với nhà cung cấp để có kế hoạch dự trữ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Saigon Co.op trong trường hợp gia tăng.

- Bên cạnh đó, hệ thống Saigon Co.op cũng có kế hoạch chuẩn bị hệ thống kho lạnh dự phòng sẵn sàng đáp ứng bảo quản, dự trữ sản phẩm lạnh và phân phối đến đến các điểm bán để đảm bảo ổn định nguồn hàng và chất lượng.

Thực tế đến thời điểm này, tình hình kinh doanh thịt heo trong hệ thống vẫn ổn định, thậm chí có một số nơi, lượng kinh doanh thịt heo tăng trưởng do khách hàng yên tâm mua sắm trong hệ thống phân phối Siagon Co.op, nơi đảm bảo tốt về quản lý chất lượng và ATTP.

An Nhiên (quận Phú Nhuận, TPHCM)
Hệ thống bán lẻ Saigon Co.op có giải pháp gì trong việc đảm bảo nguồn sản phẩm phân phối trong thời điểm dịch bệnh đang có chiều hướng diễn biến phức tạp?
Doanh Nghiệp
Doanh Nghiệp
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 40 Đại diện Saigon Co.op trả lời bạn đọc. Ảnh: CAO THĂNG 
Hiện nay dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng trong TPHCM vẫn kiểm soát tốt. Trong hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op hiện hay vẫn đang kiểm soát chặt chẽ, chưa vi phạm gì.
Saigon Co.op đã triển khai một số giải pháp để đảm bảo kiểm soát tốt sản phẩm phân phối trong hệ thống:
1. Công tác truyền thông nội bộ: Triển khai văn bản số 251/TB-LH về tăng cường kiểm soát kinh doanh, vận chuyển heo và sản phẩm từ heo để phòng chống dịch tả heo châu Phi, trong đó quán triệt một số đặc điểm nhận dạng về bệnh dịch, các diễn biến và chỉ đạo các Phòng/Ban đơn vị tăng cường kiểm soát theo quy chuẩn quy định của Saigon Co.op và thực hiện báo cáo, cập nhật tình hình thường xuyên liên tục.
2. Công tác giám sát và kiểm soát chất lượng: Tập trung kiểm soát hàng hóa đầu vào, các hồ sơ pháp lý, truy xuất nguồn gốc. Thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên tầm soát chất lượng các nhóm chỉ tiêu theo quy định.
3. Tại điểm bán: Thực hiện niêm yết các thông tin pháp lý về đảm bảo điều kiện kinh doanh, chứng nhận sản phẩm, tại quầy kinh doanh của các nhà cung cấp.
4. Các giải pháp dự phòng:
- Chuẩn bị các nguồn hàng thay thế gồm tăng lượng sản phẩm gia cầm và thủy hải sản, Saigon Co.op đã chủ động làm việc với nhà cung cấp để có kế hoạch dự trữ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Saigon Co.op trong trường hợp gia tăng.
- Bên cạnh đó hệ thống Saigon Co.op cũng có kế hoạch chuẩn bị hệ thống kho lạnh dự phòng sẵn sàng đáp ứng bảo quản, dự trữ sản phẩm lạnh và phân phối đến đến các điểm bán để đảm bảo ổn định nguồn hàng và chất lượng.
Thực tế đến thời điểm này, tình hình kinh doanh thịt heo trong hệ thống vẫn ổn định, thậm chí có một số nơi lượng kinh doanh thịt heo tăng trưởng do khách hàng yên tâm mua sắm trong hệ thống phân phối Saigon Co.op, nơi đảm bảo tốt về quản lý chất lượng và ATTP.
Hoa Hạ (quận Bình Tân, TPHCM)

Các doanh nghiệp thu mua heo từ các tỉnh có giải pháp gì để kiểm soát việc trà trộn đàn heo từ các vùng nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi?

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
- Về vấn đề này, Chi cục Chăn nuôi Thú y xin trao đổi như sau: Việc thu mua, vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo từ các tỉnh vào thành phố các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch một cách chặt chẽ, hộ xuất bán heo phải đăng ký với Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh bạn để cử cán bộ thú y kiểm tra sức khỏe đàn heo trước khi xuất, heo phải xuất phát từ vùng không xảy ra bệnh Dịch tả heo châu Phi, heo xuất bán được sau khi cân sẽ được cho lên xe chuyên dùng, cán bộ thú y thực hiện niêm phong xe và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch ghi rõ nơi xuất phát đàn heo, số lượng heo xuất bán, số hiệu dây niêm phong, nới đến của lô hàng...
- Trong quá trình vận chuyển về thành phố các đơn vị thu mua heo phải trình phúc kiểm tại các Trạm KDĐV đầu mối giao thông trước khi nhập vào thành phố. Tại nơi đến cán bộ thú y sẽ kiểm tra đối chiếu dây niêm phong phải còn nguyên vẹn, kiểm tra sức khỏe đàn heo đảm bảo yêu cầu, không mắc bệnh truyền nhiễm mới cho phép đưa vào giết mổ; Các trường hợp nghi ngờ phải được cách ly theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra.
Võ Thị Nga (quận 9, TPHCM)
Xin được hỏi Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM, thực phẩm trong nhà trường luôn là vấn đề phụ huynh quan tâm nên tình hình dịch tả heo châu Phi đang hoành hành như hiện nay, Sở đã có kế hoạch phòng chống như thế nào? Bữa ăn của học sinh ở trường có được giám sát kỹ hơn?
Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 43 Đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM trả lời bạn đọc
Trước tình hình dịch tả heo châu Phi, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành văn bản số 967/GDĐT-CTTT ngày 26-3-2019 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học trong đó chỉ dạo các trường học có bếp ăn bán trú, đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh, tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh về công tác an toàn thực phẩm, đặc biệt là chỉ lấy nguồn thực phẩm từ các đơn vị cung cấp đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thịt heo nhập vào các bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căn tin trường học. Thủ trưởng đơn vị thường xuyên kiểm tra nguồn gốc, sản phẩm thịt heo, đảm bảo có nguồn gốc, được sự kiểm soát của cơ quan thú y.
- Khuyến khích các đơn vị trường học chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm để kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm chế biến tại các bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căn tin trường học.
- Tăng cường thực hiện quy trình kiểm tra 3 bước theo quy định: nguồn thực phẩm đầu vào, lúc chế biến và lúc thành phẩm trước khi cho học sinh ăn. Tất cả phải do Ban giám hiệu, nhân viên y tế, bếp trưởng chịu trách nhiệm giám sát.
Văn Tấn (nông dân ở tỉnh Đồng Nai)

Hiện nay chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi heo chẳng may bị nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi thế nào? Trường hợp người dân không khai báo dịch mà cố tình giấu dịch, bán chạy heo thì bị xử lý ra sao? 

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 45
Chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi khi xảy dịch bệnh được áp dụng theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2019/NQ-CP, trong đó có hỗ trợ tối thiểu bằng 80% giá thị trường đối với heo bị tiêu hủy.
Trường hợp người dân giấu dịch, sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 90/2017/ND-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Trần Thị Út, An Giang
Gia đình tui chỉ nuôi khoảng 20 con heo. Nghe đài thông tin dịch tả heo đang lan rộng ở miền Tây, tui rất lo lắng. Nếu heo nhà tui bị nhiễm dịch thì phải xử lý sao, tui có được hỗ trợ gì không? Bao lâu sau thì tui nuôi lại được?
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Chào chị!
Theo hướng dẫn về phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được Bộ NN-PTNT ban hành trong Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15-11-2018 thì khi đàn heo nhà chị có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, chết không rõ nguyên nhân... thì chị cần báo nay cho thú y cơ sở hoặc chính quyền địa phương biết và hướng dẫn chị xử lý.
Theo quy định, nếu đàn heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi và được chính quyền địa phương xác nhận thì gia đình chị sẽ được nhà nước hỗ trợ theo Nghị Định 02/2017/NĐ-CP  của Chính Phủ.
Thời gian nuôi tái đàn sau dịch bệnh thì sẽ do cơ quan quản lý thú y tại địa phương thông báo cho chị sau khi tình hình dịch trên địa bàn đã được khống chế và đảm bảo đủ các điều kiện về thời gian.
Chúc chị khỏe!
Mai Anh (tiểu thương một chợ truyền thống ở quận 10)

Hiện nay, thịt heo được chợ đầu mối kiểm soát rất chặt vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng người tiêu dùng lo sợ không dám mua mà chuyển qua kênh siêu thị, nhà nước có cách nào để tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi?

Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Ban quản lý an toàn thực phẩm và các quận, huyện đang tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng của thịt heo bán tại 205 siêu thị, 2.360 cửa hàng tiện ích và 236 chợ truyền thống. Chính chất lượng và độ an toàn của thịt heo là bằng chứng thuyết phục người tiêu dùng mà chúng tôi đã liên tục thông tin đến người tiêu dùng thông qua báo đài, các tài liệu tuyên truyền, vận động qua các tổ chức quần chúng.
Tuy nhiên, người tiêu dùng có tâm lý e ngại thịt heo đang có xu hướng gia tăng, nhất là các bếp ăn tập thể.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường thông tin đến cộng đồng. Bệnh dịch tả heo châu Phi không lây qua người, không gây bệnh cho người, chỉ cần người tiêu dùng luôn mua thịt heo tại cơ sở hợp pháp, uy tín (không mua thịt trôi nổi), và lựa chọn heo tươi, chất lượng. Khi chế biến thịt heo phải nấu chín, nấu kỹ và sử dụng ngay, tránh để lâu sẽ dễ bị biến chất, dẫn đến ôi thiu, độc hại.
Ngọc Ngà (quận 7, TPHCM)

Hiện nay, người tiêu dùng đổ vào siêu thị mua thì có thể cung cầu sẽ thiếu, siêu thị sẽ bổ sung nguồn hàng ở đâu? Trong trường hợp thiếu thịt nóng, siêu thị sẽ có cách nào? Dự báo cung cầu?

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Về vấn đề này, Sở Công Thương TPHCM đã làm việc với các doanh nghiệp bình ổn kinh doanh lĩnh vực thịt heo, nguồn cung do các doanh nghiệp bình ổn cung cấp cho các kênh hiện đại mỗi ngày là 106,5 tấn, đảm bảo đủ cung ứng cho bà con nhân dân. Ngoài lượng thịt tham gia bình ổn, doanh nghiệp còn chuẩn bị nguồn hàng bổ sung 33,5 tấn/ngày 
Công ty Vissan còn đang dự trữ heo cấp đông khoảng 3.600 tấn cho thời gian 45 ngày nếu lượng heo thiếu.
hanhphan...@gmail.com

Nếu xảy ra dịch trên diện rộng ở miền Nam và cả TPHCM thì thị trường thịt heo sẽ diễn biến như thế nào? Ngành chăn nuôi thành phố có kế hoạch gì để tái đàn không?

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 50 Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở Công thương làm việc với các tỉnh để lựa chọn nguồn heo đến tuổi xuất chuồng an toàn dịch bệnh, đưa về TP tiêu thụ.
Theo quy định của Bộ NN-PTNN, sau thời gian 30 ngày kể từ ngày xử lý đàn heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi, người dân sẽ tái lại đàn bằng 10% so với trước khi có dịch, có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thú y và lấy mẫu kiểm tra dịch bệnh. Nếu âm tính với dịch tả heo châu Phi sẽ cho phép tái đàn.
Ngay từ lúc dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam, Sở NN-PTNT đã yêu cầu các trại giống áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, bảo vệ đàn giống và tiếp tục nhân giống để cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi trong trường hợp tái đàn, nhất là đàn giống cụ kỵ (GGP) nhập về từ Canada.
Tuy nhiên điều kiện tiên quyết và được đúc kết từ các ổ dịch xảy ra tại Việt Nam hiện nay là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn sinh học trước khi tái đàn.
Diệu Trang (quận Phú Nhuận, TPHCM)

TPHCM nhập nguồn heo từ nhiều tỉnh. Việc chỉ lấy mẫu tại các cửa ngõ liệu có đảm bảo 100% kiểm soát được dịch bệnh?

Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Kiểm soát, ứng xử đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi ảnh 52 Đại diện Chi Cục Thú y TPHCM trả lời bạn đọc
Liên quan vấn đề này, Chi cục Chăn nuôi Thú y xin trả lời như sau: Chi cục có phối hợp với các tỉnh kiểm soát nguồn heo nhập bằng nhiều giải pháp như:
- Phối hợp kiểm soát không tiếp nhận nguồn heo từ khu vực các khu vực có bệnh.
- Lấy mẫu kiểm tra đối với nguồn heo nhập vào các cơ sở giết mổ đối với các lô heo có dấu hiệu nghi ngờ.
- Lấy mẫu thịt heo từ các tỉnh nhập về thành phố để kiểm tra, xét nghiệm, giám sát bệnh dịch tả heo châu Phi.
Tất cả các trường hợp dương tính đều được truy xuất nguồn gốc, phối hợp các tỉnh để xử lý. Trong thời gian vừa qua, Chi cục đã thực hiện lấy trên 350 mẫu giám sát. Tất cả các mẫu này đều âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi.
Thúy Mơ (tỉnh Long An)

Nếu như các gia đình nhỏ lẻ tự mổ heo bán, liệu rằng cơ quan chức năng có kiểm soát được vấn đề này hay không?

Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các quận huyện tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ tình hình giết mổ trên địa bàn, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý triệt để việc giết mổ trái phép trên địa bàn.
Ngoài ra, việc kiểm soát, kinh doanh các sản phẩm động vật tại các chợ truyền thống, các khu vực kinh doanh tự phát trên địa bàn do Ủy ban nhân dân các quận huyện tổ chức kiểm soát trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Ban Quản lý chợ kiểm soát nguồn heo bày bán tại chợ phải đảm bảo nguồn gốc, có sự kiểm soát của cơ quan thú y.
Người tiêu dùng phải lựa chọn nguồn thịt heo đảm bảo nguồn gốc, có sự kiểm soát của cơ quan thú y, được bày bán tại các điểm có đăng ký kinh doanh (siêu thị, chợ truyền thống, cửa hàng...) và trên thân thịt có đóng dấu kiểm soát giết mổ.

Tin cùng chuyên mục