Với chương trình này, các tấm ngói năng lượng Mặt trời sẽ được lắp đặt trên mái các tòa nhà, chiếm khoảng 25%-30% diện tích mái. Năng lượng thu được sẽ hòa vào mạng lưới cấp điện chung, công suất đạt tối đa có thể tới 3,5kW. Các chuyên gia cho biết lượng điện sản xuất dao động tùy vào từng vùng, ví dụ tại thủ đô Mátxcơva có thể đạt 1.100 kW/giờ/năm; còn tại thành phố ven biển miền Nam nhiều nắng Anapa, con số này có thể là 1.682 kW/giờ/năm.
Giám đốc Công ty sản xuất ngói năng lượng Mặt trời Anatoly Kirsanov cho biết, chương trình “Một triệu mái nhà Mặt trời tại Nga” không đòi hỏi hỗ trợ tài chính từ nhà nước. Chương trình hoạt động theo nguyên tắc “lấy thu bù chi”, lượng điện Mặt trời dư thừa từ tiêu thụ gia đình sẽ được bán cho nhà cung cấp. Như vậy, khi lượng điện mua và bán trong tháng cân bằng nhau, chủ sở hữu ngôi nhà và công ty cung cấp điện sẽ không phải chi trả gì cho nhau. Thêm vào đó, người tham gia chương trình sẽ được hưởng ưu đãi thuế nếu sử dụng thiết bị điện sản xuất trong nước, được đơn giản hóa thủ tục “hòa mạng điện”, quy định đo lượng điện sản xuất... Đầu năm nay, Bộ Tài chính Nga đã công bố dự luật miễn thuế thu nhập cá nhân đối với việc bán điện “xanh” của các nhà máy điện mini. Theo đó, doanh thu đến 30.000 rouble/năm (525 USD/năm) sẽ được miễn thuế trong vòng 5 năm.
Theo tính toán của giới khoa học, chương trình “Một triệu mái nhà Mặt trời tại Nga” cho phép tăng tỷ trọng năng lượng trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này thêm 1,5%, nhờ đó tăng GDP thêm 0,3%, giảm 2,84 triệu tấn khí thải và tạo ra 100.000 việc làm mới. Tổ chức Hòa bình Xanh (Green Peace) tại Nga đã đánh giá rất cao tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Nga. Theo Green Peace, đến năm 2020, các nhà máy điện dựa trên nguồn năng lượng tái tạo sẽ có thể đáp ứng được 13% nhu cầu về điện của Nga. Nhưng để đạt được điều này, cần thay đổi chính sách trợ cấp đối với các nguồn năng lượng truyền thống, trước hết là ngưng xây dựng mới các nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy thủy điện lớn.
Giám đốc Công ty sản xuất ngói năng lượng Mặt trời Anatoly Kirsanov cho biết, chương trình “Một triệu mái nhà Mặt trời tại Nga” không đòi hỏi hỗ trợ tài chính từ nhà nước. Chương trình hoạt động theo nguyên tắc “lấy thu bù chi”, lượng điện Mặt trời dư thừa từ tiêu thụ gia đình sẽ được bán cho nhà cung cấp. Như vậy, khi lượng điện mua và bán trong tháng cân bằng nhau, chủ sở hữu ngôi nhà và công ty cung cấp điện sẽ không phải chi trả gì cho nhau. Thêm vào đó, người tham gia chương trình sẽ được hưởng ưu đãi thuế nếu sử dụng thiết bị điện sản xuất trong nước, được đơn giản hóa thủ tục “hòa mạng điện”, quy định đo lượng điện sản xuất... Đầu năm nay, Bộ Tài chính Nga đã công bố dự luật miễn thuế thu nhập cá nhân đối với việc bán điện “xanh” của các nhà máy điện mini. Theo đó, doanh thu đến 30.000 rouble/năm (525 USD/năm) sẽ được miễn thuế trong vòng 5 năm.
Theo tính toán của giới khoa học, chương trình “Một triệu mái nhà Mặt trời tại Nga” cho phép tăng tỷ trọng năng lượng trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này thêm 1,5%, nhờ đó tăng GDP thêm 0,3%, giảm 2,84 triệu tấn khí thải và tạo ra 100.000 việc làm mới. Tổ chức Hòa bình Xanh (Green Peace) tại Nga đã đánh giá rất cao tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Nga. Theo Green Peace, đến năm 2020, các nhà máy điện dựa trên nguồn năng lượng tái tạo sẽ có thể đáp ứng được 13% nhu cầu về điện của Nga. Nhưng để đạt được điều này, cần thay đổi chính sách trợ cấp đối với các nguồn năng lượng truyền thống, trước hết là ngưng xây dựng mới các nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy thủy điện lớn.
Green Peace dẫn ví dụ Đức là quốc gia không nhiều ánh nắng nhưng sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, Đức đã ngừng 8 lò phản ứng với công suất 8,8 GW để kiểm tra. Nguồn điện để bù vào lượng điện sụt giảm đến từ năng lượng gió và Mặt trời. Do đó, Nga hoàn toàn có khả năng sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Tất cả chỉ là ở quyết tâm của Chính phủ Nga. Đến năm 2020, Trung Quốc có kế hoạch tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong ngành điện lên 15%, Liên minh châu Âu là 30%... Tuy nhiên, kế hoạch của Nga vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ 4,5% thay vì mức có thể đạt được là 13%...