Những ngày đầu tháng 5-2023, nông dân bán đảo Cà Mau đang tất bật thu hoạch những trà lúa đông xuân cuối cùng. Mùa lúa chính trong năm xem như kết thúc với hơn 1,5 triệu ha lúa đông xuân, nông dân miền Tây đã tạo được sản lượng trên 10 triệu tấn.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào giúp các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 2,5 triệu tấn gạo, mang về gần 1,3 tỷ USD, tăng 33,70% về số lượng và 44,55% trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2023, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 531 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Những gam màu sáng này có được nhờ sự cần cù của hàng triệu nông dân miền Tây đã nâng niu từng “hạt ngọc trời”, từng cọng rơm. PV Báo SGGP đã kịp ghi nhận mùa bội thu ở các vùng sản xuất lúa lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.
Máy gặt đập liên hợp hoạt động hết công suất
Nghề làm rơm mướn đang là một nghề “hot” ở một số tỉnh, thành miền Tây do có thu nhập hấp dẫn
Ghe rơm được thương lái vận chuyển đi tiêu thụ
Đội bốc vác lúa chủ yếu là thanh niên, vác từ ruộng lên xe trung chuyển ra bến sông, từ bờ xuống ghe
Nằm giữa hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) là vùng đầm phá Hạc Hải rộng hàng ngàn hecta. Hạc Hải có hệ sinh thái nước lợ phong phú với tôm cá, rạm bè... đã thu hút chim trời về trú ngụ. Nơi đây, có vợ chồng ông Nguyễn Công Xuân cùng vợ Đỗ Thị Hoa (Thôn Xuân Hòa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) làm một việc xưa nay hiếm là bảo vệ đàn chim trời trên diện tích đất lúa của gia đình nhằm bảo vệ môi trường.
Vào lúc 9 giờ ngày 18-5, Báo SGGP tổ chức giao lưu trực tuyến chủ đề “Những quy định về tuyển sinh – đào tạo khối ngành sức khỏe”. Mời bạn đọc, phụ huynh và thí sinh đặt câu hỏi cùng các chuyên gia hướng nghiệp - tuyển sinh tại www.sggp.org.vn.