Đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm, cần phải xử lý nghiêm. Luật Giao thông đường bộ đã có quy định chế tài rất rạch ròi đối với hành vi điều khiển ô tô, xe máy sau khi đã uống rượu bia.
Bản thân từng người tham gia giao thông cũng đều biết, đều hiểu đó là vi phạm, nhưng vẫn cứ thiếu ý thức, phớt lờ. Khi đã uống say, đã trở thành “ma men” thì bất chấp tất cả, leo lên xe, ngồi sau tay lái, cứ thế chạy trên đường, đến khi tai nạn xảy ra thì hối hận cũng đã muộn.
Cảnh sát giao thông (CSGT) các địa phương đã rất chú trọng xử lý những trường hợp lái xe sau khi đã uống rượu bia, tổ chức các tổ tuần tra xử lý lái xe có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, lập chốt kiểm tra nồng độ cồn. Thế nhưng, trên thực tế, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hết những “ma men” trên đường không phải dễ, bởi CSGT làm nhiệm vụ không thể dừng tất cả các phương tiện lại để đo nồng độ cồn. Do vậy, có rất nhiều “ma men” ngồi sau tay lái đã được bỏ lọt, trở thành hiểm họa cho người đi đường.
Khi đi trên đường, ai cũng thấy có những người say rượu lao xe vun vút trên đường hoặc chạy lạng quạng, nhưng chúng ta lại ngó lơ, thậm chí cười trừ. Mà có muốn ngăn chặn người say rượu tiếp tục lưu thông trên đường cũng không biết phải làm cách nào.
Đâu phải ai cũng có ý thức “đã uống rượu bia thì không lái xe”, do vậy, để không còn những vụ tai nạn giao thông thảm khốc do lái xe say xỉn, CSGT nên cung cấp cho dân số điện thoại đường dây nóng chuyên xử lý “ma men” lái xe, để khi gặp các trường hợp như vậy, người dân sẽ gọi báo để CSGT kịp thời đón chặn, xử lý n