Những năm gần đây, nạn phá rừng thông lấy đất sản xuất, xây dựng nhà cửa tại Lâm Đồng ngày càng phức tạp. Những cánh rừng thông bị “bức tử” theo nhiều cách khác nhau.
Ngoài hình thức sử dụng cưa máy đốn hạ thông, gần đây, người ta đã dùng nhiều hình thức khá tinh vi để các cơ quan chức năng khó phát hiện như: “ken” cây, đốt gốc, khoan lỗ rồi bơm thuốc độc vào gốc thông cho cây chết dần… Dù các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp giữ rừng nhưng rừng thông vẫn từng ngày chảy máu.
Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện
Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng
Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà
Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, sáng ngày 28-1 (mùng 7 tết), anh Hạnh và chị dâu tôi lại rời quê, lên xe vào TPHCM.
Hòa với không khí tưng bừng của Lễ hội Tết Nguyên Tiêu mừng Xuân Quý Mão 2023, sáng 2-2 (tức 12 tháng Giêng Âm lịch), Hội quán Nghĩa An tại quận 5, TPHCM đã tổ chức chương trình diễu hành “Cung nghinh Quan Thánh Đế xuất du”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Xét tuyển vào đại học: Lựa chọn và đăng ký thế nào để trúng tuyển đúng nguyện vọng?" vào lúc 9 giờ đến 11 giờ ngày 12-7.