Sáng tác âm nhạc về ngày giỗ Tổ

Từ bao đời nay, hai câu hát dân gian Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba từng nhắc nhở những thế hệ con dân đất Việt nhớ đến ngày lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Với lòng tôn kính quốc tổ và quốc lễ, giới nhạc sĩ đã có nhiều tác phẩm ca ngợi công ơn dựng nước của tổ tiên, đồng thời nói lên niềm tự hào là người dân nòi giống Tiên Rồng, mang dòng máu Lạc Hồng.

Từ bao đời nay, hai câu hát dân gian Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba từng nhắc nhở những thế hệ con dân đất Việt nhớ đến ngày lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Với lòng tôn kính quốc tổ và quốc lễ, giới nhạc sĩ đã có nhiều tác phẩm ca ngợi công ơn dựng nước của tổ tiên, đồng thời nói lên niềm tự hào là người dân nòi giống Tiên Rồng, mang dòng máu Lạc Hồng.

Với đề tài Hùng Vương, các nhạc sĩ cả nước đã sáng tác nhiều ca khúc phổ biến trong quần chúng, đáng chú ý có các bài như Bài hát của Đoàn Hùng (Lưu Hữu Phước), Đi trên đất Tổ (Doãn Mẫn - Nguyễn Xuân Sanh), Hùng Vương (Thẩm Oánh), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho), Bay lên nòi giống Tiên Rồng (Thanh Tùng), Nhớ về đất Tổ cùng ta (Trương Quang Lục), Lời ru Âu Lạc (Nguyễn Minh Sơn), Giỗ Hùng Vương (Ngô Ganh)… Trong bài viết này chúng tôi muốn nói đến một số bài trong các ca khúc trên đến nay vẫn thường xuất hiện trong các liên hoan, hội diễn ca múa nhạc trong cả nước, nhất là trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương.

Về đề tài lịch sử, huyền sử, khi còn ở trong nước, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã viết các bài Hùng Vương, Trưng Nữ Vương, Thiếu phụ Nam Xương…, trong đó nổi bật lên là ca khúc Hùng Vương khá phổ biến: “Bốn ngàn năm văn hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương/Hoa gấm giang sơn này cùng chung đắp xây bao đời hùng uy vẻ vang/Đời đời nhớ Hùng Vương đã vì quốc dân lập non nước này/Cho cháu con quây quần vẽ nên cơ đồ bền vững tới nay…”.

Trong những sáng tác của nhạc sĩ Văn Thành Nho thời gian qua, được quần chúng yêu nhạc biết đến nhiều nhất là ca khúc Đất nước lời ru. Năm 1983, anh sáng tác ca khúc đậm đà âm hưởng ca trù này khi đang ngồi trên ghế Nhạc viện Hà Nội. Qua ca từ Ru con, mẹ ru con tiếng ru cả cuộc đời/Ru con lời ru cất lên từ ngàn đời/Mẹ Âu Cơ từ xa xưa đi khai thiên lập địa/Lạc Long Quân cùng bao con đi ra nơi biển cả… ta thấy, mang dòng máu anh hùng của nòi giống Tiên Rồng, những người mẹ, người chị trong chiến tranh đã nêu cao tấm gương hy sinh cao cả.

Bên cạnh những ca khúc về tình yêu nam nữ, nhạc sĩ Thanh Tùng cũng từng viết một số ca khúc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào... khá thành công, tuy không nhiều. Trước khi bước vào năm 2000, anh sáng tác ca khúc Bay lên nòi giống Tiên Rồng, thể hiện khá trung thực cảm xúc nói trên với cách diễn đạt theo tiết tấu pop-rock mang phong cách của riêng anh như khi anh từng viết ca khúc nhạc trẻ. Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã có thời gian công tác gần hai thập niên tại Phú Thọ, địa điểm cơ quan gần đền Hùng Vương. Những cảm xúc, suy tư xuất hiện từ lúc ấy tạo cho ông nguồn cảm hứng dồi dào lâu dài để sáng tác một loạt ca khúc Nhớ về đất Tổ quê ta, Con Rồng cháu Tiên, Đất Tổ còn in dấu chân Người. Riêng bài Lời Bác vang mãi trong tim em viết năm 2003 dành riêng cho tuổi thơ, trong đó nhắc đến hai câu nổi tiếng của Bác Hồ nói chuyện tại đền Hùng với anh em bộ đội: Các vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Đây cũng là lời dặn dò ân cần của Bác đến toàn dân trong đó có thiếu nhi

Nhạc sĩ TRƯƠNG QUANG LỤC

Tin cùng chuyên mục