Trong thông báo kết luận mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với vi phạm, khuyết điểm một số cá nhân, đơn vị, cho thấy có nhiều sai phạm về công tác cán bộ. Trong 12 đại án đưa ra truy tố, xét xử năm 2017, hay những sai phạm liên quan đến Trịnh Xuân Thanh và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (giai đoạn 2009-2015), điển hình là đại án Ngân hàng TMCP OceanBank mà tòa án đang xét xử, đều nổi lên những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác cán bộ. Việc xử lý trên về mặt Đảng, chính quyền và cao nhất là xử lý hình sự được dư luận cả nước hoan nghênh và đồng tình ủng hộ.
Đúng là “lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Thực tế đã “cháy” không loại trừ bất cứ “củi tươi” nào, cho dù họ đang giữ chức vụ cao hay đã nghỉ hưu. Nhưng việc xử lý trên mới chỉ là “phần nổi” của tảng băng sai phạm, khuyết điểm, còn “phần chìm” của tảng băng - cái gốc của sai phạm chính là những sai sót, khuyết điểm, có khi nghiêm trọng, mang tính hệ thống trong công tác cán bộ ở nhiều cấp ủy. Trong đó nổi lên tình trạng chạy chức, chạy quyền, cấu kết với nhau, chia chác để được bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ từ thấp lên cao, hoặc chạy về một nơi an toàn để thoát thân.
Đúng là “lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Thực tế đã “cháy” không loại trừ bất cứ “củi tươi” nào, cho dù họ đang giữ chức vụ cao hay đã nghỉ hưu. Nhưng việc xử lý trên mới chỉ là “phần nổi” của tảng băng sai phạm, khuyết điểm, còn “phần chìm” của tảng băng - cái gốc của sai phạm chính là những sai sót, khuyết điểm, có khi nghiêm trọng, mang tính hệ thống trong công tác cán bộ ở nhiều cấp ủy. Trong đó nổi lên tình trạng chạy chức, chạy quyền, cấu kết với nhau, chia chác để được bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ từ thấp lên cao, hoặc chạy về một nơi an toàn để thoát thân.
Hiện nay ở nhiều nơi, việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ còn tình trạng chắp vá, biểu hiện dễ dãi, cảm tính, nặng về cơ cấu và bằng cấp mà chưa căn cứ thực lực của cán bộ hay tình hình thực tế ở đơn vị. Có tình trạng, khi đến kỳ đại hội Đảng hoặc chuẩn bị đề bạt cán bộ, nhiều người đứng đầu cấp ủy, cán bộ làm công tác tổ chức của địa phương, đơn vị thường “đi đêm” với nhau để ngã giá. Chẳng hạn đưa người của mình cài cắm ở những nơi có quyền lợi của mình tại đó; bổ nhiệm cán bộ ở 2 đơn vị khác nhau nhưng thực chất là “hỗ trợ” cho nhau, thậm chí là che chắn cho nhau khi có sai phạm; bổ nhiệm người có công phục vụ mình khi còn đương chức; bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89”, trước lúc nghỉ hưu; điều chuyển cán bộ có dư luận sang đơn vị mới hay lấy danh nghĩa cử đi học mà thực chất nhằm giải quyết êm thấm những chuyện lình xình ở đơn vị cũ; bổ nhiệm cán bộ này để kiểm soát cán bộ kia; bổ nhiệm cán bộ theo kiểu giải quyết chính sách cho số người thân quen gần tuổi hưu, năng lực kém sang đơn vị khác. Nhiều nơi bổ nhiệm người nhà theo kiểu có qua - có lại, như “anh bổ nhiệm con tôi” thì “tôi bổ nhiệm con anh”, hoặc “anh bổ nhiệm vợ, con tôi” thì “tôi bổ nhiệm anh”… Đó chỉ là số ít biểu hiện trong muôn vàn kiểu lắt léo khác của công tác cán bộ.
Đáng chú ý, tình trạng bổ nhiệm cán bộ theo kiểu “tay ngang” vẫn xảy ra ở nhiều đơn vị. Dường như là quy định bất thành văn ở nhiều nơi: đã là cán bộ trong diện quy hoạch, đã cơ cấu vào cấp ủy, đã trúng cấp ủy thì đương nhiên “làm tốt mọi việc” mà không cần thiết có chuyên môn, tiêu chuẩn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực hiện, tố chất tập hợp, hạt nhân đoàn kết (?!). Ngược lại, có nơi vấp phải sai lầm khi quan niệm, cán bộ đã giỏi chuyên môn đương nhiên làm tốt công tác quản lý, điều hành bộ máy.
Một thời gian dài, chế độ tập trung quan liêu, bao cấp đã làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu quả, kém năng động. Một trong những nguyên nhân đưa ra là thiếu cán bộ trẻ. Đảng ta chủ trương trẻ hoá cán bộ là đúng đắn, phù hợp tình hình thực tế, nhưng nhiều nơi làm ồ ạt, máy móc, đề bạt cán bộ trẻ một cách thần tốc, bỏ qua quy trình, bất chấp các quy định về năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực tiễn và cơ cấu 3 độ tuổi trong cấp uỷ. Thành ra, không ít trường hợp, cán bộ trẻ khi ngồi vào ghế quyền lực rồi “bỗng dưng chậm chạp” hơn, che chắn tiêu cực kín kẽ hơn và thủ đoạn chính trị tinh vi hơn. Nên mỗi năm, nhiều cấp uỷ ở TPHCM khi rà soát, đã loại không ít cán bộ trẻ tha hoá, biến chất khỏi diện quy hoạch.
Có nơi, đáng lẽ cán bộ làm công tác tổ chức khi tham mưu cho cấp uỷ về nhân sự phải phù hợp với nguyên tắc, chủ trương, quy định chung, nhưng họ lý lẽ là vận dụng sáng tạo (!), đề xuất cấp uỷ ban hành quy định cho “vừa” với những tiêu chuẩn, điều kiện cá biệt đối với số ít cán bộ, nhằm trục lợi cá nhân, có lợi cho người thân hay cho người nhà cấp trên theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách”.
Những biến tướng như vậy là lỗ hổng trong công tác cán bộ. Tổ chức bộ máy nặng nề, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả xuất phát từ đây; tệ nạn nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng có điều kiện và cơ hội phát sinh cũng từ đây. Những vụ việc đó không chỉ làm đội ngũ cán bộ suy yếu về năng lực, phẩm chất, còn tạo thói quen xấu coi thường pháp luật, khiến cho người tài bỏ cơ quan nhà nước ra ngoài làm.
Dư luận cho rằng, đã đến lúc cần quy trách nhiệm rõ ràng đối với cá nhân đã đề bạt, bổ nhiệm cán bộ sai quy định, trái nguyên tắc. Đã đã lúc cần có quy định giống như Luật Hồi tỵ mà ông cha ta áp dụng trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ nâng đỡ, bao che hoặc cấu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền. Đã đến lúc Bộ luật Hình sự cần có chế tài đối với cán bộ bổ nhiệm “nhầm người”, kể cả người giới thiệu, đề cử, tiến cử đến người thẩm định hồ sơ cán bộ. Việc phá những “tảng băng chìm” trong công tác cán bộ là một trong những cơ sở để các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Đáng chú ý, tình trạng bổ nhiệm cán bộ theo kiểu “tay ngang” vẫn xảy ra ở nhiều đơn vị. Dường như là quy định bất thành văn ở nhiều nơi: đã là cán bộ trong diện quy hoạch, đã cơ cấu vào cấp ủy, đã trúng cấp ủy thì đương nhiên “làm tốt mọi việc” mà không cần thiết có chuyên môn, tiêu chuẩn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực hiện, tố chất tập hợp, hạt nhân đoàn kết (?!). Ngược lại, có nơi vấp phải sai lầm khi quan niệm, cán bộ đã giỏi chuyên môn đương nhiên làm tốt công tác quản lý, điều hành bộ máy.
Một thời gian dài, chế độ tập trung quan liêu, bao cấp đã làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu quả, kém năng động. Một trong những nguyên nhân đưa ra là thiếu cán bộ trẻ. Đảng ta chủ trương trẻ hoá cán bộ là đúng đắn, phù hợp tình hình thực tế, nhưng nhiều nơi làm ồ ạt, máy móc, đề bạt cán bộ trẻ một cách thần tốc, bỏ qua quy trình, bất chấp các quy định về năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực tiễn và cơ cấu 3 độ tuổi trong cấp uỷ. Thành ra, không ít trường hợp, cán bộ trẻ khi ngồi vào ghế quyền lực rồi “bỗng dưng chậm chạp” hơn, che chắn tiêu cực kín kẽ hơn và thủ đoạn chính trị tinh vi hơn. Nên mỗi năm, nhiều cấp uỷ ở TPHCM khi rà soát, đã loại không ít cán bộ trẻ tha hoá, biến chất khỏi diện quy hoạch.
Có nơi, đáng lẽ cán bộ làm công tác tổ chức khi tham mưu cho cấp uỷ về nhân sự phải phù hợp với nguyên tắc, chủ trương, quy định chung, nhưng họ lý lẽ là vận dụng sáng tạo (!), đề xuất cấp uỷ ban hành quy định cho “vừa” với những tiêu chuẩn, điều kiện cá biệt đối với số ít cán bộ, nhằm trục lợi cá nhân, có lợi cho người thân hay cho người nhà cấp trên theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách”.
Những biến tướng như vậy là lỗ hổng trong công tác cán bộ. Tổ chức bộ máy nặng nề, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả xuất phát từ đây; tệ nạn nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng có điều kiện và cơ hội phát sinh cũng từ đây. Những vụ việc đó không chỉ làm đội ngũ cán bộ suy yếu về năng lực, phẩm chất, còn tạo thói quen xấu coi thường pháp luật, khiến cho người tài bỏ cơ quan nhà nước ra ngoài làm.
Dư luận cho rằng, đã đến lúc cần quy trách nhiệm rõ ràng đối với cá nhân đã đề bạt, bổ nhiệm cán bộ sai quy định, trái nguyên tắc. Đã đã lúc cần có quy định giống như Luật Hồi tỵ mà ông cha ta áp dụng trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ nâng đỡ, bao che hoặc cấu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền. Đã đến lúc Bộ luật Hình sự cần có chế tài đối với cán bộ bổ nhiệm “nhầm người”, kể cả người giới thiệu, đề cử, tiến cử đến người thẩm định hồ sơ cán bộ. Việc phá những “tảng băng chìm” trong công tác cán bộ là một trong những cơ sở để các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực.