Cuộc đình công sẽ diễn ra 2 ngày mỗi tuần cho đến 28-6. Đây được xem là thách thức lớn nhất đối với các kế hoạch cải cách lao động của Tổng thống Macron nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt công cộng. Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định, chính sách tăng cường tính linh hoạt của lực lượng lao động mà Tổng thống Pháp đưa ra là chìa khóa thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh. Ngược lại, các kế hoạch này vấp phải sự phản đối của các tổ chức công đoàn và người lao động. Người bãi công lo ngại rằng việc cải cách, sau đó tư nhân hóa SNCF sẽ dẫn đến việc bị mất quyền lợi như hiện nay, cắt giảm việc làm, rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Báo chí Pháp đặt tên cho sự kiện đình công hôm 3-4 là “Thứ Ba đen”, khi mà chỉ 1 trong số 8 chuyến tàu cao tốc TGV và 1 trong số 5 chuyến tàu khu vực còn hoạt động. Theo ước tính, sẽ có khoảng 4,5 triệu hành khách đi tàu tại Pháp bị ảnh hưởng trực tiếp trong đợt bãi công lần này. Hành khách sẽ phải chọn phương tiện khác thay thế như đi xe buýt, đi chung xe... Trong khi đó, dù không có cùng mục đích phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ, nhân viên của Hãng hàng không Air France cũng tiến hành cuộc đình công lần thứ 4 nhằm yêu cầu tăng 6% lương. Các cuộc đình công của nhân viên Air France đã góp phần khiến bức tranh về tâm lý người lao động tại Pháp trở nên ảm đạm hơn.
Với tính toán rằng việc đi tàu ở Pháp đắt hơn 30% so với bất kỳ quốc gia Liên minh châu Âu (EU) nào, Chính phủ Pháp cho rằng, SNCF cần cải cách sâu rộng trong bối cảnh nhiều nước đang chuẩn bị mở các tuyến đường sắt để cạnh tranh vào năm 2020. Trong lịch sử, Chính phủ Pháp đã nhiều lần phải gánh các khoản nợ cho SNCF nhưng tình trạng nợ nần triền miên và ngày càng tăng mạnh của tổng công ty này đã đến lúc buộc Chính phủ Pháp phải cải cách triệt để nếu không muốn giải quyết hậu quả kinh tế nghiêm trọng hơn trong tương lai gần. Số nợ của SNCF tính đến nay đã là 54,5 tỷ EUR (hơn 67 tỷ USD, tương đương 7,6% ngân sách quốc gia Pháp năm 2018) và tiếp tục tăng lên từng năm, đe dọa tới hoạt động của SNCF nói riêng trong tương lai và nền kinh tế Pháp nói chung. Mỗi năm, SNCF phải trả nợ 1,1 - 1,3 tỷ EUR.
Đối mặt với sức ép bãi công, Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne đã bác bỏ thông tin chính phủ muốn tư nhân hóa cơ quan vận hành đường sắt quốc gia SNCF và phá vỡ dịch vụ công. Bà Borne tuyên bố chính phủ sẽ giữ vững lập trường trong các cuộc đối thoại. Đã xuất hiện nhiều ý kiến ngán ngẩm với đợt bãi công lớn của ngành đường sắt Pháp vì cho rằng người phải trả giá chính là những người dân. Việc tổ chức đình công 2 ngày mỗi tuần và kéo dài 3 tháng cho thấy các tổ chức công đoàn không hề có ý định bảo vệ hành khách như họ khẳng định. Tờ Le Figaro thì kết luận, nước Pháp đang đứng trước một bước ngoặt. Nếu không vượt được chướng ngại này, nước Pháp sẽ còn bất động dài lâu và tiếp tục đứng bên lề các cải cách.
Báo chí Pháp đặt tên cho sự kiện đình công hôm 3-4 là “Thứ Ba đen”, khi mà chỉ 1 trong số 8 chuyến tàu cao tốc TGV và 1 trong số 5 chuyến tàu khu vực còn hoạt động. Theo ước tính, sẽ có khoảng 4,5 triệu hành khách đi tàu tại Pháp bị ảnh hưởng trực tiếp trong đợt bãi công lần này. Hành khách sẽ phải chọn phương tiện khác thay thế như đi xe buýt, đi chung xe... Trong khi đó, dù không có cùng mục đích phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ, nhân viên của Hãng hàng không Air France cũng tiến hành cuộc đình công lần thứ 4 nhằm yêu cầu tăng 6% lương. Các cuộc đình công của nhân viên Air France đã góp phần khiến bức tranh về tâm lý người lao động tại Pháp trở nên ảm đạm hơn.
Với tính toán rằng việc đi tàu ở Pháp đắt hơn 30% so với bất kỳ quốc gia Liên minh châu Âu (EU) nào, Chính phủ Pháp cho rằng, SNCF cần cải cách sâu rộng trong bối cảnh nhiều nước đang chuẩn bị mở các tuyến đường sắt để cạnh tranh vào năm 2020. Trong lịch sử, Chính phủ Pháp đã nhiều lần phải gánh các khoản nợ cho SNCF nhưng tình trạng nợ nần triền miên và ngày càng tăng mạnh của tổng công ty này đã đến lúc buộc Chính phủ Pháp phải cải cách triệt để nếu không muốn giải quyết hậu quả kinh tế nghiêm trọng hơn trong tương lai gần. Số nợ của SNCF tính đến nay đã là 54,5 tỷ EUR (hơn 67 tỷ USD, tương đương 7,6% ngân sách quốc gia Pháp năm 2018) và tiếp tục tăng lên từng năm, đe dọa tới hoạt động của SNCF nói riêng trong tương lai và nền kinh tế Pháp nói chung. Mỗi năm, SNCF phải trả nợ 1,1 - 1,3 tỷ EUR.
Đối mặt với sức ép bãi công, Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne đã bác bỏ thông tin chính phủ muốn tư nhân hóa cơ quan vận hành đường sắt quốc gia SNCF và phá vỡ dịch vụ công. Bà Borne tuyên bố chính phủ sẽ giữ vững lập trường trong các cuộc đối thoại. Đã xuất hiện nhiều ý kiến ngán ngẩm với đợt bãi công lớn của ngành đường sắt Pháp vì cho rằng người phải trả giá chính là những người dân. Việc tổ chức đình công 2 ngày mỗi tuần và kéo dài 3 tháng cho thấy các tổ chức công đoàn không hề có ý định bảo vệ hành khách như họ khẳng định. Tờ Le Figaro thì kết luận, nước Pháp đang đứng trước một bước ngoặt. Nếu không vượt được chướng ngại này, nước Pháp sẽ còn bất động dài lâu và tiếp tục đứng bên lề các cải cách.