Tuy nhiên thống kê cho thấy số lượng học sinh đi lại bằng phương tiện vận chuyển này đang giảm. Nhiều trường học đã ngưng tổ chức đưa đón học sinh bằng xe buýt.
Sáng 6-9, tại Hội nghị tổng kết và triển khai hoạt động đưa rước học sinh trên địa bàn TPHCM năm học 2017-2018 do Sở Giao thông vận tải và Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi) cho biết, trước đây khi đơn vị được hưởng chính sách hỗ trợ 100% chi phí cho học sinh đi lại bằng xe buýt, đã có hơn 80% học sinh của trường đăng ký tham gia. Song, trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi thành phố điều chỉnh mức trợ giá, đơn vị không tổ chức được hình thức đưa rước này nữa do nhu cầu học sinh đăng ký giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm học 2014-2015 chỉ có 67 em đăng ký, năm học 2015-2016 còn 39 em và đến năm 2016-2017 chỉ còn 17 em. Tương tự, tại Trường THPT Ngô Quyền (quận 7), ông Lê Xuân Nguyên, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trước đây số lượng học sinh đi học bằng xe buýt của đơn vị đạt gần 50%, sau khi mức trợ giá bị thay đổi, phụ huynh phải đóng nhiều tiền hơn nếu đăng ký cho con đi học bằng xe buýt có trợ giá (chỉ tổ chức đưa đón học sinh - PV) nên nhiều gia đình đã đổi qua hình thức đi xe buýt công cộng.
Đại diện Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) nêu thêm bất cập, theo quy định trường học phải kiểm tra, thống kê số lượng học sinh đi xe đưa rước mỗi ngày. Tuy nhiên, nhân lực cho việc này chưa có. Ngoài ra, các trường tham gia hình thức vận chuyển này mỗi tháng còn được yêu cầu xác nhận danh sách học sinh đi trên mỗi chuyến. “Kiểm tra số lượng đã khó, giờ bắt chúng tôi xác nhận tên, tuổi chính xác từng học sinh trên mỗi chuyến xe là bất khả thi. Dù không muốn nhưng hiệu trưởng chỉ còn cách ký đại vào bảng thống kê danh sách cho qua chuyện chứ sao kiểm tra hết được”, hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Nhà Bè than thở.
Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, tính đến tháng 5-2017, toàn thành phố chỉ có 134 trường tham gia đưa rước học sinh bằng xe buýt, giảm 7 trường so với cuối năm 2016. Trong đó, hai địa phương rút tên khỏi chương trình là quận 4 và quận 7 do học sinh không có nhu cầu tiếp tục tham gia. Hiện toàn thành phố có 37.375 học sinh đi học bằng xe buýt trợ giá, chủ yếu ở 5 huyện ngoại thành gồm Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
Theo ông Nguyễn Lâm Hải, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM, kiến nghị doanh nghiệp vận tải nên tận dụng mặt bằng trống của các cơ quan nhà nước, UBND phường, xã, nhà thi đấu, trung tâm thể dục thể thao làm điểm dừng, đón và trả học sinh. Ngoài ra, bên cạnh nhiệm vụ đưa đón học sinh vào đầu và cuối giờ học, trường học và doanh nghiệp vận tải có thể “bắt tay” nhau vận chuyển học sinh đi học bơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp đơn vị vận tải có thêm chi phí bù đắp nhân công, nhiên liệu, qua đó nâng cao hơn chất lượng phục vụ.
Về mức trợ giá xe đưa rước, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP cho biết, sở này sẽ tham mưu UBND TP xây dựng lại mức trợ giá theo hai phương án, trợ giá theo tuyến cố định (chứ không theo lượt đi của học sinh như hiện nay) và trợ giá theo quản lý đầu học sinh thông qua thẻ thông minh. Thêm vào đó, thành phố sẽ nghiên cứu thí điểm đưa xe điện (hiện chỉ phục vụ khách du lịch) và taxi hỗ trợ vận chuyển học sinh vào một số khung giờ cố định để tăng thêm niềm tin của xã hội vào hình thức vận chuyển này
Sáng 6-9, tại Hội nghị tổng kết và triển khai hoạt động đưa rước học sinh trên địa bàn TPHCM năm học 2017-2018 do Sở Giao thông vận tải và Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi) cho biết, trước đây khi đơn vị được hưởng chính sách hỗ trợ 100% chi phí cho học sinh đi lại bằng xe buýt, đã có hơn 80% học sinh của trường đăng ký tham gia. Song, trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi thành phố điều chỉnh mức trợ giá, đơn vị không tổ chức được hình thức đưa rước này nữa do nhu cầu học sinh đăng ký giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm học 2014-2015 chỉ có 67 em đăng ký, năm học 2015-2016 còn 39 em và đến năm 2016-2017 chỉ còn 17 em. Tương tự, tại Trường THPT Ngô Quyền (quận 7), ông Lê Xuân Nguyên, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trước đây số lượng học sinh đi học bằng xe buýt của đơn vị đạt gần 50%, sau khi mức trợ giá bị thay đổi, phụ huynh phải đóng nhiều tiền hơn nếu đăng ký cho con đi học bằng xe buýt có trợ giá (chỉ tổ chức đưa đón học sinh - PV) nên nhiều gia đình đã đổi qua hình thức đi xe buýt công cộng.
Đại diện Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) nêu thêm bất cập, theo quy định trường học phải kiểm tra, thống kê số lượng học sinh đi xe đưa rước mỗi ngày. Tuy nhiên, nhân lực cho việc này chưa có. Ngoài ra, các trường tham gia hình thức vận chuyển này mỗi tháng còn được yêu cầu xác nhận danh sách học sinh đi trên mỗi chuyến. “Kiểm tra số lượng đã khó, giờ bắt chúng tôi xác nhận tên, tuổi chính xác từng học sinh trên mỗi chuyến xe là bất khả thi. Dù không muốn nhưng hiệu trưởng chỉ còn cách ký đại vào bảng thống kê danh sách cho qua chuyện chứ sao kiểm tra hết được”, hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Nhà Bè than thở.
Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, tính đến tháng 5-2017, toàn thành phố chỉ có 134 trường tham gia đưa rước học sinh bằng xe buýt, giảm 7 trường so với cuối năm 2016. Trong đó, hai địa phương rút tên khỏi chương trình là quận 4 và quận 7 do học sinh không có nhu cầu tiếp tục tham gia. Hiện toàn thành phố có 37.375 học sinh đi học bằng xe buýt trợ giá, chủ yếu ở 5 huyện ngoại thành gồm Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
Theo ông Nguyễn Lâm Hải, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM, kiến nghị doanh nghiệp vận tải nên tận dụng mặt bằng trống của các cơ quan nhà nước, UBND phường, xã, nhà thi đấu, trung tâm thể dục thể thao làm điểm dừng, đón và trả học sinh. Ngoài ra, bên cạnh nhiệm vụ đưa đón học sinh vào đầu và cuối giờ học, trường học và doanh nghiệp vận tải có thể “bắt tay” nhau vận chuyển học sinh đi học bơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp đơn vị vận tải có thêm chi phí bù đắp nhân công, nhiên liệu, qua đó nâng cao hơn chất lượng phục vụ.
Về mức trợ giá xe đưa rước, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP cho biết, sở này sẽ tham mưu UBND TP xây dựng lại mức trợ giá theo hai phương án, trợ giá theo tuyến cố định (chứ không theo lượt đi của học sinh như hiện nay) và trợ giá theo quản lý đầu học sinh thông qua thẻ thông minh. Thêm vào đó, thành phố sẽ nghiên cứu thí điểm đưa xe điện (hiện chỉ phục vụ khách du lịch) và taxi hỗ trợ vận chuyển học sinh vào một số khung giờ cố định để tăng thêm niềm tin của xã hội vào hình thức vận chuyển này