Tranh cãi nhập khẩu sách tại Argentina

Các nhà sách tại Argentina lên tiếng cáo buộc, chỉ vì muốn khôi phục ngành xuất bản, chính phủ đã hạn chế nhập khẩu sách ngoại văn quy mô lớn.

Các nhà sách tại Argentina lên tiếng cáo buộc, chỉ vì muốn khôi phục ngành xuất bản, chính phủ đã hạn chế nhập khẩu sách ngoại văn quy mô lớn.

Theo tạp chí Calrins, con số thống kê cho thấy có khoảng 1,6 triệu cuốn sách bị tịch thu tại các kho hải quan. Trước phản ứng của hàng loạt nhà sách, Tổng thống Argentina Critina Fernandez đã né tránh câu trả lời trực tiếp về việc có hay không sự can thiệp của chính phủ trong nhập khẩu sách và khẳng định: “Đây là điều cần thiết để khôi phục sự phát triển của ngành nghề” (xuất bản).

Điều nghịch lý hiện nay diễn ra tại Argentina - thủ đô sách của thế giới năm 2011 - là có tới 78% sách tiêu thụ được in tại nước ngoài. Năm ngoái, trong 76 triệu cuốn sách được bán ra tại Argentina, có đến 60 triệu cuốn được in tại nước ngoài. Nhiều chuyên gia cho rằng hiện tượng này nói lên sự yếu kém, trì trệ của ngành xuất bản cả ở khu vực nhà nước lẫn tư nhân.

Liên tục trong 10 năm của thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật nhất là chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh. Cũng giống như các nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay, việc tư hữu hóa ồ ạt đã dẫn đến hậu quả hàng loạt các nhà máy sản xuất phải đóng cửa, trong đó có các nhà máy sản xuất giấy và mực in. Năm 2001, một đạo luật được ban hành cho phép không đánh thuế sách và các phụ kiện liên quan đến in sách đã đẩy ngành xuất bản tại Argentina rơi vào cảnh khó khăn. Họ không thể cạnh tranh với sách nhập khẩu được in tại các nước Tây Ban Nha, Chile, Uruguay, Trung Quốc.

Đến năm 2002, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái do tăng trưởng ồ ạt, chính phủ Argentina mới phát động khẩu hiệu “made in Argentina” sau thời gian dài phụ thuộc vào nhập khẩu. Thời điểm bà Feranadez nhậm chức Tổng thống, khẩu hiệu này tiếp tục được thực hiện bằng hàng loạt chương trình khôi phục sản xuất của các nhà máy sản xuất, giảm nhập khẩu. Tổng thống kêu gọi người dân Argentina hãy lưu ý đến những mặt hàng của Argentina thay vì chăm chăm vào các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài. Xuất bản sách hiện nay được nằm trong danh mục các ngành nghề cần ưu tiên phát triển. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Argentina quyết định mạnh tay với nhập khẩu sách.

Phương Nam

Tin cùng chuyên mục