Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 12-6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức tọa đàm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”, với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học. 
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Bộ Nội vụ tổ chức buổi tọa đàm để thêm một lần nữa không chỉ học lại tấm gương sáng ngời về nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mà còn tìm ra những giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới. 

Tại buổi tọa đàm, GS-TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết, suốt cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vì nước, vì dân. Người là hiện thân của đức hy sinh và lòng dũng cảm, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Nêu gương đã trở thành một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Hồ Chí Minh, nét văn hóa điển hình trong lãnh đạo và quản lý, trong giao tiếp và ứng xử của Người. Muốn nêu gương được thì hành động phải xuất phát từ động cơ trong sáng và nhân đạo. “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền” và gương mẫu là cách lãnh đạo, quản lý tốt nhất trong thời đại ngày nay. Cùng với đó, phải biết kết hợp lãnh đạo bằng khoa học (tức là trí tuệ của người lãnh đạo) với đạo đức và hành động. Nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là việc tôn trọng nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Cụ thể là việc dùng người, có lẽ không ai có biệt tài dùng người như Chủ tịch Hồ Chí Minh, không câu nệ là đảng viên hay không đảng viên, mà phải có “thực đức, thực tài, thực tâm”. Do đó, theo GS-TS Hoàng Chí Bảo, cán bộ, đảng viên cần phải “thực học để có thực lực, từ đó mới có thực tài”; chú trọng tự nêu gương và nêu gương.

Tin cùng chuyên mục