Việc cất cánh flycam phải tuân thủ quy định pháp luật

Flycam là thiết bị bay không người lái để ghi hình từ trên cao. Trong dịp Tết Canh Tý 2020, ở nhiều địa phương trong nước, có nhiều người đã sử dụng flycam, xem đây là một cách vui chơi, giải trí, ghi lại những bức ảnh từ góc máy trên cao. Tuy nhiên, không đơn giản như vậy.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28-3-2008 của Chính phủ (về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ) đã định nghĩa: “Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó”.

Vì vậy, việc sử dụng flycam cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, trong đó có làm thủ tục xin phép bay trước khi tổ chức các hoạt động bay. Khi cá nhân, tổ chức có dự định cất cánh flycam của mình thì cần phải xin cấp phép tại Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu trước ít nhất 7 ngày làm việc theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2011/NĐ-CP ngày 5-9-2011). Hồ sơ xin cấp phép gồm: đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu; giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước; và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

Đơn đề nghị gồm các nội dung: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân sử dụng flycam; đặc điểm nhận dạng của flycam (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật); khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay; mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay… Khu vực không được phép bay bao gồm: khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở quốc phòng, các địa phận có diễn tập hoặc các hoạt động quân sự; tất cả các khu vực ga xe lửa, các sân bay, hải cảng; khu vực biên giới quốc gia; các khu vực có cơ quan Chính phủ…

Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi: tổ chức hoạt động bay khi chưa có phép bay; tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định; vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia; lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.

Do đó, trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trên thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt hành chính, hiện tại, điểm g, khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (đối với cá nhân và gấp 2 lần đối với tổ chức), đồng thời thu giữ phương tiện bay đối với hành vi chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm. Tuy mức phạt hành chính không phải là lớn nhưng việc bị thu giữ flycam lại gây thiệt hại không hề nhỏ cho người sở hữu q

Tin cùng chuyên mục