Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus cúm gia cầm H5N1 ở Campuchia vẫn ở mức thấp dù nước này đã phát hiện 2 ca bệnh gần đây.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên tiếp tục xem đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) ở mức cảnh báo cao nhất với lý do dịch bệnh này tiếp tục lây lan.
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu vừa hối thúc các quốc gia trong khu vực phát triển ngay các chiến lược thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi, tăng cường giám sát bệnh sởi để phát hiện và điều tra sớm các trường hợp nghi mắc bệnh.
Theo số liệu cập nhật tính tới 10 giờ sáng 7-2 (giờ Việt Nam) do hãng tin AFP công bố, số người thiệt mạng do động đất tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria đã lên tới hơn 4.300 người, trong khi gần 14.500 người bị thương và 5.600 ngôi nhà bị phá hủy.
Ủy ban khẩn cấp về Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa nhóm họp để thảo luận về việc liệu tình hình dịch Covid-19 hiện nay còn tương ứng với mức báo động toàn cầu cao nhất hay không.
Theo các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia nên xem xét khuyến nghị hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay đường dài để hạn chế lây lan biến thể phụ XBB.1.5 thuộc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, vừa thông tin về đánh giá đối với biến thể phụ XBB của Omicron và các khuyến cáo tăng cường phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Ngày 16-12, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổng kết chiến dịch “Hành trình an toàn” về việc thực hành các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là tiêm vaccine ngừa Covid-19.
CNN đưa tin, ngày 28-11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo tên tiếng Anh của bệnh đậu mùa khỉ từ “monkeypox” sẽ được đổi thành “mpox” nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến tên cũ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3, 4. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, các vi khuẩn tại Việt Nam đã kháng với nhiều loại kháng sinh.
Khi dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát, các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước cơ bản trở lại trạng thái bình thường, nhiều chuyên gia y tế đã đề xuất xem xét công bố hết dịch, đưa Covid-19 ra khỏi nhóm dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Dù số ca mắc mới Covid-19 tiếp tục giảm ở nhiều nơi, nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nhân loại đang phải đối mặt với một thực tế rất khó khăn: đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc với nhiều biến thể lạ, bệnh đậu mùa khỉ vẫn lan rộng, số ổ dịch tả bùng phát mới tăng nhanh chưa từng thấy.
Theo các chuyên gia của WHO, cách làm hiệu quả và thiết thực nhất khi triển khai chăm sóc và quản lý bệnh không lây nhiễm là dựa vào hệ thống y tế cộng đồng, cụ thể Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) là cơ quan chịu trách nhiệm chính để điều phối, giám sát, theo dõi, lượng giá kết quả…
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, thế giới đang ở thời điểm thuận lợi nhất để chấm dứt đại dịch Covid-19 và ông kêu gọi thế giới nắm lấy cơ hội.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm để lại nhiều di chứng nặng nề, là gánh nặng về cả sức khỏe và kinh tế. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu có thể gây đột quỵ não sẽ giúp người bệnh có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, không để dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố số liệu thống kê ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người, khẳng định đây là điều đáng tiếc khi mà các công cụ y tế đã được phát triển và đưa vào sử dụng để ngăn chặn nguy cơ tử vong do bệnh này.