World Cup cũng phải... xem ngày

Ba kỳ World Cup gần đây nhất, lễ khai mạc bắt đầu từ thứ Sáu để trận chung kết có thể diễn ra vào ngày Chủ nhật theo đúng lịch trình quen thuộc kể từ khi World Cup tăng lên 32 đội tuyển. Hơn nữa, thông thường thì nên bắt đầu vào những ngày cuối tuần để phục vụ người xem.

Ba kỳ World Cup gần đây nhất, lễ khai mạc bắt đầu từ thứ Sáu để trận chung kết có thể diễn ra vào ngày Chủ nhật theo đúng lịch trình quen thuộc kể từ khi World Cup tăng lên 32 đội tuyển. Hơn nữa, thông thường thì nên bắt đầu vào những ngày cuối tuần để phục vụ người xem.

Trong lịch sử các kỳ World Cup, có đến 12 lần trận khai mạc rơi vào dịp cuối tuần, chỉ 1 lần rơi vào thứ Hai  và 4 lần khác thì những ngày giữa tuần. Lẽ ra, Brazil cũng sẽ đá trận khai mạc World Cup 2014 vào thứ Sáu nếu không có chuyện, đấy là ngày… 13. Thế là nước chủ nhà đề nghị đá sớm 1 ngày, vào thứ Năm, “nhường” thứ Sáu ngày 13 cho nhà vô địch thế giới Tây Ban Nha đá với Hà Lan. Thế nên mới có chuyện là ngày đầu tiên của World Cup 2014 chỉ đá đúng 1 trận.

Chi tiết thú vị này khiến cho việc bố trí V-League đá dịp World Cup trở nên… lố bịch. Ở Tây người ta còn “kiêng kị”, hà cớ gì tại Việt Nam lại cứ “thẳng tay” với Cúp thế giới cứ như thể giải đấu này chẳng còn mấy quan trọng với giới hâm mộ Việt Nam.

Nói đi cũng phải nói lại, World Cup giờ cũng chẳng còn giống ngày xưa. Hôm qua rảo quanh khu cà phê tại Bắc Hải, chỉ thấy chừng 1/3 quán là treo bảng thông báo có phục vụ World Cup. Hãng bia Budweiser dự kiến tăng doanh thu lên 40% chỉ tại Vương quốc Anh nhờ chính phủ cho phép quán xá được bán thức uống có cồn ở những trận đấu mà tuyển Anh thi đấu, nhưng tại Việt Nam, chẳng thấy các quán nhậu hào hứng với World Cup. Lý do khá đơn giản: World Cup đá vào giờ mà quán nhậu phải nhường chỗ cho quán cà phê, mà phải là dạng cà phê “cóc” chứ “máy lạnh” cũng chào thua với những trận đầu từ nửa đêm về sáng.

Một lý do khác, dù chỉ là gián tiếp: Người Việt Nam giờ đây đã “bội thực” với bóng đá quốc tế. gần 9 tháng trời ròng rã với giải Ngoại hạng Anh, Serie A, Liga… nay có thêm World Cup, dù biết là 4 năm mới có 1 lần nhưng độ hào hứng cũng không thể còn nguyên vẹn như cái thời còn xem bóng đá qua đài Hoa Sen và tivi đen trắng vài thập niên trước.  Nét đặc biệt của World Cup thì chắc chắn vẫn thế, nhưng dộ hấp dẫn thì chẳng còn như xưa bởi cũng chừng đó cầu thủ đã quá quen mắt với người hâm mộ Việt Nam hết năm này sang năm khác khi khoác áo CLB ở châu Âu. Con số thống kế cho biết, 75% cầu thủ dự World Cup hiện đang chơi bóng tại châu Âu, dù bóng đá châu Âu chiếm chưa được phân nửa số đội bóng đến Brazil dự hội.

Ngẫm đi ngẫm lại, chợt nghĩ phải chăng người Việt kém hào hứng với World Cup là do lỗi của… bóng đá nội địa khi người ta xem bóng đá quốc tế nhiều quá rồi.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục