Tranh luận trực tiếp, ứng cử viên có kết nối khán giả truyền hình?

>> Bầu cử Mỹ: H. Clinton và D. Trump bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên
Tranh luận trực tiếp, ứng cử viên có kết nối khán giả truyền hình?

>> Bầu cử Mỹ 2016: Bà Hillary Clinton gây ấn tượng trong cuộc tranh luận đầu tiên
>> Bầu cử Mỹ: H. Clinton và D. Trump bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên

Một cuộc thăm dò của CNN/ORC với những người theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ tối 26-9 cho thấy, 62% cảm thấy ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton chiến thắng so với 27% cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton "so găng" nảy lửa trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên ngày 26-9-2016. Ảnh: REUTERS

Bà Clinton lấn lướt ông Trump, nhưng câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc tranh luận trực tiếp này là: Khán giả truyền hình nghĩ gì?, 2 ứng cử viên đã kết nối với khán giả như thế nào?

Cần nhớ rằng cuộc tranh luận trực tiếp này là một chương trình truyền hình, dù theo một thể loại riêng. Bà Clinton và ông Trump, hoàn toàn đối lập nhau, nhưng đã cùng là bạn diễn của chương trình tối 26-9.

Nội dung đóng vai trò quan trọng trong mọi cuộc tranh luận trực tiếp tranh cử Tổng thống Mỹ, và sự thành công hay thất bại của ứng cử viên liên quan đến việc họ kết nối thế nào với khán giả, đặc biệt là các cử tri chưa quyết định chọn ai.

Kết nối với khán giả vừa rất khó khăn vừa hết sức cần thiết để thuyết phục họ. Nhưng đó là công việc rất quan trọng của bà Clinton và ông Trump vào tối 26-9 khi xuất hiện trước khán giả trực tiếp tại Đại học Hofstra ở Long Island trước khán giả truyền hình. Ước tính có đến 100 triệu người theo dõi cuộc tranh luận này.

Cần phải nhớ rằng, cả bà Clinton và ông Trump đều rất quen thuộc với ống kính truyền hình.

Những khoảnh khắc truyền hình đáng nhớ của bà Clinton bao gồm xuất hiện trên chương trình "60 Minutes" vào năm 1992 cùng chồng - Bill Clinton, để thảo luận về những cáo buộc rằng ông đã ngoại tình với Gennifer Flowers; trên chương trình "Today" của NBC vào năm 1998 để khẳng định rằng thông tin chồng bà ngoại tình với Monica Lewinsky là một phần "âm mưu lớn của cánh hữu" từ lâu đã nhắm vào chồng bà; và vào tháng 10-2015, bà xuất hiện với thái độ cứng rắn, không lay chuyển trước "hỏa lực" của đảng Cộng hòa trong phiên điều trần dài gần 11 giờ trước Quốc hội về vụ tấn công Benghazi. Bà luôn cho thấy mình không bị áp lực của sự chú ý làm suy yếu.

Còn ông Trump nổi tiếng trên sân khấu từ nhiều thập niên. Từ một nhà phát triển bất động sản trở thành ngôi sao truyền hình thực sự, chủ trì các chương trình "The Apprentice" và "The Celebrity Apprentice" của NBC, với câu nói nổi tiếng "Bạn bị sa thải!". Trong một nghĩa nào đó, ông Trump đã “cưỡi” sóng truyền hình thực tế vào đề cử của đảng Cộng hòa.

Quy mô khán giả truyền hình của cuộc tranh luận trực tiếp đã được so sánh với khán giả của trận Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl). Nhưng trong khi đội bóng thắng hay thua được xác định ngay khi trận đấu kết thúc, thì các cuộc tranh luận như thế này thường phải mất vài ngày sau mới thấy sự đồng thuận rộng rãi về người thắng và người thua, sau khi những khoảnh khắc từ cuộc tranh luận được tái hiện trên các chương trình phỏng vấn thiên về chính trị như "Morning Joe" của MSNBC và trở thành đề tài cho các chương trình hài khuya do Stephen Colbert, Samantha Bee, Bill Maher hay John Oliver chủ trì.

Trên Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác, nhiều người nhanh chóng tuyên bố người thắng và kẻ thua trong cuộc tranh luận trực tiếp, nhưng những ồn ào, phán đoán đầy niềm tin đó không nên bị nhầm lẫn với kết quả cuối cùng. "Khán giả truyền hình nghĩ gì?" chưa thể có câu trả lời ngay, nhưng đó câu trả lời rất quan trọng với bà Clinton và ông Trump, cho 2 màn trình diễn tranh luận trực tiếp sắp tới.

GIA HY

Tin cùng chuyên mục