Saigon Co-op

Để giữ vững vị trí “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam”

Năm 2007 sẽ là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế cũng như sự gia tăng đầu tư lớn của nước ngoài vào Việt Nam. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng phát triển, nhiều nhà phân phối lớn của nước ngoài đã và đang tìm cách thâm nhập. Bộ mặt và cấu trúc thị trường sẽ thay đổi, đem lại nhiều cơ hội cùng thách thức cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại Sài Gòn (Saigon Co-op), doanh nghiệp được Tạp chí Bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương bình chọn 3 năm liên tiếp là “Nhà Bán lẻ hàng đầu Việt Nam” và “Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương” đã dành cho phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng cuộc trao đổi ngắn.
Để giữ vững vị trí “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam”

Năm 2007 sẽ là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế cũng như sự gia tăng đầu tư lớn của nước ngoài vào Việt Nam. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng phát triển, nhiều nhà phân phối lớn của nước ngoài đã và đang tìm cách thâm nhập. Bộ mặt và cấu trúc thị trường sẽ thay đổi, đem lại nhiều cơ hội cùng thách thức cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại Sài Gòn (Saigon Co-op), doanh nghiệp được Tạp chí Bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương bình chọn 3 năm liên tiếp là “Nhà Bán lẻ hàng đầu Việt Nam” và “Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương” đã dành cho phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng cuộc trao đổi ngắn.

Để giữ vững vị trí “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam” ảnh 1

Ông Nguyễn Ngọc Hòa trao đổi với giám đốc các Co.opMart về kế hoạch phát triển 14 siêu thị trong năm 2007. Ảnh: ĐỨC TRÍ

- Ông nhận định thế nào về bối cảnh hoạt động của Saigon Co-op trong năm 2007?

Đối với Saigon Co.op, đây là năm hướng đến sự tăng tốc và chuyển mình mạnh với nhiều dự án đầu tư các Co.opMart đồng loạt  ở nhiều tỉnh và thành phố, tạo thế và lực mới cho Saigon Co-op. Sự tham gia mở rộng của Saigon Co-op trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, tăng cường mối quan hệ với hệ thống siêu thị HTX các nước, đẩy mạnh khai thác hàng nhập khẩu cung ứng cho hệ thống Co.opMart, thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp,… hứa hẹn mở ra nhiều vận hội mới.

- Để thực hiện cuộc “chạy đua nước rút” này, đâu là mục tiêu đặt ra cho Saigon Co.op?

Chủ đề hành động năm 2007 Saigon Co-op là “Chuyên nghiệp, năng động tạo đột phá. Đoàn kết, hợp tác tạo thành công” dựa trên mục tiêu phấn đấu đặt ra trong năm 2007: đột phá hoạt động theo hứơng đa dạng hóa, chuyên nghiệp hóa, tăng tốc đầu tư và đổi mới toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại để giữ vững vị trí “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam”, quan tâm chăm sóc và xây dựng đội ngũ.

- Ông có thể trình bày rõ hơn?

Saigon Co-op tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ theo hứơng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh và tích cực mở rộng mạng lưới trong năm 2007. Đột phá về số lượng, Saigon Co.op sẽ tăng thêm 12-14 Co.opMart trong năm 2007 (TPHCM có 3 Co.opMart ở quận 3, 5 và 8); mở rộng các cửa hàng Co.op ở các khu dân cư theo mô hình và phương thức mới: liên kết với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, tìm các hộ có địa điểm phù hợp, mời chủ hộ làm xã viên. Hệ thống chuỗi cửa hàng Co-op đến cuối năm 2007 sẽ có ít nhất 100 điểm (hiện có 34 cửa hàng Co.op). Để chuyên nghiệp hóa,  Saigon Co.op đã thành lập Trung tâm đào tạo để cung cấp kịp thời  lao động có tay nghề. Với quy mô phát triển trên 10 siêu thị/năm, cần tới ít nhất 1.500 lao động/năm.

- Chi phí xây dựng một siêu thị quy mô, hiện đại như Co.opMart Lý Thường Kiệt phải mất khoảng 40 tỷ – 50 tỷ đồng, xây dựng 12 siêu thị cần đến 600 tỷ đồng. Làm thế nào huy động được nguồn tài lực này?

Để có thể huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các bộ phận trực thuộc, việc tái cấu trúc tổ chức Liên hiệp HTX là cần thiết và được thực hiện theo các nguyên tắc sau: thành lập công ty cổ phần (CP), trong đó, Liên hiệp giữ cổ phần sở hữu chi phối (khoảng 70%); tạo điều kiện cho CBNV tham gia góp vốn, gắn chặt lợi ích cá nhân với sự phát triển lâu dài và bền vững của liên hiệp; có kế hoạch thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đảm bảo đổi mới hoạt động kinh doanh và điều hành theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Saigon Co.op vẫn giữ nguyên là một tổ chức kinh tế - xã hội.

Công ty CP Xuất nhập khẩu Thành Công thuộc Saigon Co.op vừa đi vào hoạt động vào tháng 2-2007 là một ví dụ đón đầu khi Việt Nam gia nhập WTO: công ty vừa nhập hàng hóa cung ứng cho hệ thống siêu thị , vừa mở thị trường ra bên ngoài. Bên cạnh đó, Saigon Co.op sẽ đầu tư mở rộng hệ thống kho rộng trên 15.000m², gấp đôi Trung tâm Phân phối hiện có, đủ sức cung cấp hàng hóa cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng Co.op vừa được mở rộng.

- Xin cám ơn ông.

ĐÀM THANH (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục