Học để thi!

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trải nghiệm và rất am hiểu nền giáo dục nước nhà. Phó Chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chắc chắn có căn cứ thực tế, cơ sở khoa học và có cả tấm lòng yêu thương con trẻû. Lần đầu tiên tôi cắp sách đến trường cho đến khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I, học không mất tiền. Hơn thế nữa, học giỏi còn được Nhà nước cấp học bổng hàng tháng. Tôi trăn trở và tự hỏi: Tại sao đất nước chiến tranh, cuộc sống nghèo khó, đi học không mất tiền?

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trải nghiệm và rất am hiểu nền giáo dục nước nhà. Phó Chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chắc chắn có căn cứ thực tế, cơ sở khoa học và có cả tấm lòng yêu thương con trẻû. Lần đầu tiên tôi cắp sách đến trường cho đến khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I, học không mất tiền. Hơn thế nữa, học giỏi còn được Nhà nước cấp học bổng hàng tháng. Tôi trăn trở và tự hỏi: Tại sao đất nước chiến tranh, cuộc sống nghèo khó, đi học không mất tiền?

Hiện nay, đất nước đã thanh bình, đất nước đổi mới, cuộc sống được cải thiện nhiều, thế mà đi học lại mất tiền, thậm chí lại tốn rất nhiều tiền. Sáng thầy giáo lên lớp giảng dạy, chiều thầy giáo lên lớp giảng dạy, tối thầy giáo lên lớp giảng dạy. Sáng học sinh đến lớp học, chiều học sinh đến lớp học và tối học sinh lại học. Học cả ba tháng hè. Học sinh không còn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống. Học để làm gì?

Xin thưa: Học để thi!

Học để làm Người không còn ý nghĩa nữa. Thế là nhà trường từ lãnh đạo đến thầy cô giáo, phụ huynh và cả xã hội làm tất cả những gì có thể để đạt được mục đích thi tốt nghiệp THPT đạt 100%. Rồi một nghịch lý ở đời đã diễn ra: Đỗ tốt nghiệp cao hạ bậc thi đua. Đúng là chuyện thật như đùa. Chuyện “bí mật” mà cả nước biết và chắc chắn các nước trên thế giới đều biết. Chuyện nền giáo dục nước nhà cười ra nước mắt.

Ngành giáo dục nước nhà đã đến nông nỗi như thế này thì bỏ thi tốt nghiệp THPT không cần tranh luận. Chỉ có điều, trước khi bỏ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các chuyên gia có tâm huyết với ngành giáo dục và mỗi chúng ta phải có quyết sách đúng đắn “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” như Bác Hồ đã căn dặn.

Nền giáo dục nước nhà đang đứng giữa ngã ba đường.

TRẦN HUYỀN QUANG

Tin cùng chuyên mục