Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vượt qua thách thức, khẳng định chất lượng ngành lọc hóa dầu trong nước

Nếu so với ngành lọc hóa dầu trong khu vực thì Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLD) còn rất “non trẻ” - mới chính thức đi vào hoạt động năm 2009. 
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Thế nhưng, sau 8 năm đi vào vận hành, hiện NMLD Dung Quất đã để lại nhiều kết quả ấn tượng cho ngành hóa lọc dầu trong nước khi đem đến cho thị trường sản phẩm xăng dầu chất lượng hàng đầu, giá thành phù hợp, công suất lớn và quan trọng nhất là góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Để làm được điều này, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã luôn biết cách vượt qua thách thức để “về đích” khi sản xuất và tiêu thụ trung bình mỗi năm hơn 6,5 triệu tấn sản phẩm các loại, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. 
Xăng dầu Dung Quất được vinh danh 

Còn nhớ cách đây gần 10 năm, thị trường xăng dầu trong nước gần như “phó thác” cho hầu hết các đơn vị nhập khẩu. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm, xăng sạch hay pha, giá cao hay thấp…người tiêu dùng gần như phụ thuộc vào những đơn vị này.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vượt qua thách thức, khẳng định chất lượng ngành lọc hóa dầu trong nước ảnh 1 DQRE và AFW bàn giao sản phẩm Hợp đồng FEED dự án NCMR NMLD Dung Quất

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vượt qua thách thức, khẳng định chất lượng ngành lọc hóa dầu trong nước ảnh 2 Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng Giám đốc BSR kiểm tra công tác vận hành tại phòng điều khiển trung tâm
Năm 2009 khi NMLD Dung Quất đi vào hoạt động đã chính thức “giải cơn khát” nhu cầu nhiên liệu cho thị trường nội địa và nhiên liệu sạch cho phương tiện vận tải trong nước. NMLD Dung Quất không chỉ làm giàu cho quốc gia từ nguồn tài nguyên dầu mỏ mà ta có sẵn, ổn định an ninh năng lượng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, mà còn khẳng định trình độ, năng lực và chất lượng của ngành lọc hóa dầu Việt Nam trên trường quốc tế. Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng Giám đốc BSR đã chia sẻ: “Từ tháng 1-2017, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chính thức được hoạt động theo cơ chế tự chủ (theo Quyết định 1725 của Chính phủ), qua đó giúp BSR cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên thị trường. Động lực này giúp sản phẩm của BSR bán ra nhiều hơn, nộp thuế nhiều hơn, theo đó cả doanh nghiệp và Chính phủ đều được hưởng lợi”.  
Là công trình trọng điểm của quốc gia, được đầu tư hơn 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn/năm, NMLD Dung Quất được thiết kế để chế biến dầu thô Bạch Hổ và hỗn hợp dầu Bạch Hổ và dầu Dubai. Hiện nay các sản phẩm mà NMLD Dung Quất có thể sản xuất bao gồm: polypropylene, propylene, LPG, xăng RON 95, xăng RON 92, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu hỏa (kerosene), dầu diesel và dầu FO. Và điều đáng tự hào là, thương hiệu lọc hóa dầu Bình Sơn hiện đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng xăng dầu trong nước nhờ chất lượng tốt, nguồn cung ứng luôn ổn định, khách hàng tuyệt đối an tâm sử dụng. Nhìn nhận về chất lượng xăng dầu của BSR, Tiến sĩ Trương Đình Hợi - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển chế biến dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã kết luận: “Thực tế xăng dầu Dung Quất đang tặng cho người sử dụng xe và cho quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam một món quà “chất lượng vàng”. Bởi theo quy chuẩn của Việt Nam từ năm 2005 quy định hàm lượng lưu huỳnh tối đa là 500 phần triệu (ppm), nhưng xăng Dung Quất hiện nay có hàm lượng lưu huỳnh là 135ppm và thậm chí 30ppm, không tới 1/3 so với quy định cho phép...”. Như để khẳng định chất lượng trên, ngày 2/4 vừa qua, tại lễ trao giải thưởng Chất lượng quốc gia và giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 do Bộ KHCN tổ chức, BSR đạt giải vàng chất lượng quốc gia 2016. Phát biểu tại lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đánh giá cao những doanh nhiệp trong đó có BSR đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước, nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam với hàng hóa nước ngoài trên thị trường trong nước và cả xuất khẩu. Đột phá để phát triển bền vững  Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay chúng ta đang bước vào sân chơi toàn cầu, vì vậy việc nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng để cạnh tranh là điều bắt buộc. Giải pháp đột phá để BSR phát triển bền vững hiện nay không có lựa chọn nào khác là nâng cấp mở rộng và cổ phần hóa. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng Giám đốc BSR cho rằng, cần có lộ trình nâng cấp để đến năm 2022 các sản phẩm xăng dầu của nhà máy sẽ hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng EURO 5. “Nếu không nâng cấp thì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khi nâng cấp mở rộng nhà máy, chúng ta sẽ chế biến được nhiều loại dầu thô hơn, với giá rẻ hơn thì hiệu quả đem lại sẽ cao hơn. Vì thế, nâng cấp nhà máy để tăng năng suất, tăng hiệu quả là vấn đề bức thiết hiện nay” - ông nói.  Theo tính toán của các chuyên gia, sau nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất sẽ tăng thêm 30% công suất, đạt mức 8,5 triệu tấn/năm, lúc ấy sẽ đáp ứng được 50-60% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Và điều đáng mừng là hiện dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất đã triển khai được 20 tháng, kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu của gói thầu tư vấn lập thiết kế tổng thể (FEED). Công tác đền bù hiện đã hoàn thành 99% tiến độ; diện tích san dọn mặt bằng đạt gần 61ha; tiến độ lập thiết kế tổng thể FEED đạt trên 70%. Riêng hạng mục thu xếp vốn, cùng với đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu và đưa vào triển khai hợp đồng tư vấn thu xếp tài chính, BSR đã và đang làm việc với các tổ chức tín dụng trong, ngoài nước để tài trợ vốn cho dự án. Còn về lộ trình cổ phần hóa trong năm 2017, ông Trần Ngọc Nguyên cho biết: “Trong quý 3-2017, BSR sẽ bắt đầu cổ phần hóa, công ty hiện đang tiến hành làm việc với một số đối tác để xây dựng các tiêu chí nhằm lựa chọn đối tác chiến lược để trình tập đoàn dầu khí phê duyệt. Điều quan trọng là tìm đối tác có năng lực tài chính mạnh và phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc hóa dầu để tiếp tục phát triển mạnh khâu hóa dầu, vì đây là khâu mang lại hiệu quả rất cao hiện nay”.  Ghi nhận những đóng góp và kết quả của BSR, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định: “PVN luôn tin tưởng và hy vọng với thành tích đang có của NMLD Dung Quất hiện tại và tương lai được mở rộng lên, nâng tầm công suất cao hơn, đồng nghĩa với việc tối ưu hóa năng lượng sẽ được tích cực thực hiện, sẽ đem theo hiệu ứng phát triển tốt cho Khu kinh tế Dung Quất, giúp nơi đây trở thành tổ hợp lọc hóa dầu chuyên nghiệp”. 
Theo quy định về tiêu chuẩn chất lượng, xăng dùng ở Việt Nam từ năm 2005 phải có trị số ốc-tan RON từ 90 trở lên. Xăng Dung Quất đang sản xuất có RON 92, thực tế kết quả kiểm tra là 92,6 và 92,3 mà chưa cần phải pha thêm bất kỳ loại phụ gia nào. NMLD Dung Quất đã đầu tư cho công nghệ tái cấu trúc (reforming), công nghệ làm nhánh hóa (đồng phân hóa)… cho xăng chất lượng cao, có trị số ốc-tan RON 92 và RON 95 mà không cần pha thêm phụ gia hóa học khác. 

Tin cùng chuyên mục