Tên trộm và cái lỗ tò vò

(Tiếp theo kỳ 1 số ra ngày 25-1-2015)
Tên trộm và cái lỗ tò vò

(Tiếp theo kỳ 1 số ra ngày 25-1-2015)

Chiều hôm đó đi học về, nó vẫn theo con đường cũ - qua những con hẻm đường đất. Hai bên là những ngôi nhà lá, vách ván với những hàng râm bụt hay những hàng cây gòn, cây điệp… cao ngất. Trên bước đường đi nó hay nghêu ngao một bài hát quen thuộc. Khi đến gần ngã ba, chuẩn bị bước vào con đường rộng hơn để vào khu nhà phố - ở phía sau nhà - nó để mắt vào tấm vách ván có ngón tay trỏ thò ra ngó ngoáy.

Nó vừa đi, vừa nhìn, vừa hát. Còn ngón tay cứ ngó ngoáy, ngó ngoáy. Khi nó ngừng hát, ngón tay càng ngó ngoáy nhiều hơn!

Nó lùi trở lại chỗ ngón tay và đến bên cạnh im lặng để quan sát. Ngón tay không ngó ngoáy nữa mà rút vào trong, để lại một cái lỗ nhỏ. Nó thò ngón tay vào cái lỗ đó để tìm hiểu. Bỗng như có ai đó chụp lấy ngón tay nó. Hoảng hốt, nó rút ngón tay lại. Ngay lập tức, ngón tay ấy lại thò ra. 

Nó bèn chụp ngón tay đó lại. Cả hai ngón tay quặp chặt vào nhau. Có một giọng nói từ trong vọng ra:

- Bạn ơi! Bạn có gì ăn không? Cho tui ăn với.
- Bạn đói à?
- Đói lắm!
- Bộ không ai cho bạn ăn à?
- Có, thi thoảng mẹ mới cho ăn, tui đói lắm.

Thằng bé lấy ra mẩu khoai lang còn sót lại, phần quà mẹ phát cho nó hàng sáng. Nó bẻ ra từng mẫu nhỏ để cho lọt “cái lỗ”.

Giọng nó từ cái lỗ run rẩy:
- Bạn coi chừng có ai thấy không? Nếu có ai đi ngang qua, bạn  ngồi che lấp cái lỗ lại nhé, dượng thấy sẽ giết tui chết.

Tình bạn qua ngón tay móc ngoéo từ cái lỗ bắt đầu từ dạo đó.  Buổi sáng  - như thường lệ, mẹ nó vắt cơm nắm cho nó và cho một hũ mè trộn muối. Nó xin thêm một vắt cơm nữa. Mẹ nó ngạc nhiên về yêu cầu đó của nó. Nhưng bà vui mừng vì nó sẽ không ăn vặt khi ra chơi hay không “lượm mót” đồ ăn như các bạn nhà nghèo khác. Cái vắt cơm thêm đó, nó dành riêng cho người “bạn ấy”. Cứ như thế, mỗi chiều về nó đều ngồi bên “cái lỗ” kia để trò chuyện và để truyền thức ăn.

Có lúc, “bạn ấy” xin ăn chuối hay xin ăn quả me chua. Rồi lại xin nước uống. Nó kể cho bạn chuyện trong lớp - cách làm toán cộng, trừ, nhân, chia. Rồi bạn lại xin được học cửu chương qua lối “tụng kinh” thuộc lòng. “Người tù” trong ấy học chăm chỉ và nó hãnh diện như “được làm thầy”. Từ đó một giấc mơ xuất hiện trong đầu nó về nghề dạy học sau này khi nó lớn lên.

Câu chuyện sáng tỏ dần qua lời kể của thằng bé.
Ông lính mã tà vội đứng phắt dậy hô to:
 - Tụi bây đuổi bà con bu quanh, đóng cửa lại, nói là để giải “thằng ăn trộm” lên cấp trên.
Rồi ông ra lệnh:
- Thằng Tư chột đâu?
- Dạ có đây!
- Mày cởi cái áo lính bảo an của mày ra, mặc áo rách rưới vào, tìm cây gậy và cái bị đến ngoài cửa tiệm may, giả làm ăn xin. Còn tao vào trong giả làm khách hàng đi may áo, rồi xin đi tiểu. Có động tĩnh gì mày nhảy vào tiếp cứu tao…
- Còn bà và cháu đây, cứ ở lại. Tạm thời ngồi đợi đây. Để đến đêm tụi tôi đưa về nhà. Bà nên cho cháu nghỉ học vài hôm, đóng cửa lại không tiếp ai. Bọn này có thế lực!

Nhưng mẹ nó xin cho nó được về nhà ngay. Rồi đêm hôm đó bà đem khăn gói để đưa đứa con duy nhất của bà vào Sài Gòn. Cha nó đã bị giết ở chiến khu D - bà con không còn ai.
Nó nhận ra con đường đi lánh nạn trong đêm trăng khuyết, vang lên tiếng chó sủa trong khu xóm nhà tranh. Rồi băng qua những đường phố với những ánh đèn đường lập lờ, tiếng khua động của những người sống về đêm... đã tác động vào tâm trí nó nỗi ám ảnh cảnh giặc giã, chiến tranh, cảnh cướp bóc, loạn lạc...

*
*  *
Thằng bé và mẹ nó đều không biết, từ câu chuyện của nó, báo chí Sài Gòn lại có thêm một phen tốn giấy, tốn mực. Cùng với những tin tức giật gân trên báo chí thời đó như: Hùm xám Cai Lậy là Nguyễn Văn T. lên làm thủ tướng, cô Quờn đốt chồng vì ghen, rồi vụ đốt nhà dân, những xóm nhà lá bốc cháy ban đêm - trong đó có đám cháy lớn ở Bến Tắm Ngựa… vụ án thằng bé bị nhốt ở nhà cầu là một vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm.

Cụ thể, vụ việc được báo chí Sài Gòn tìm hiểu khá chi tiết: Một thằng bé con của một gia đình làm nghề thợ may gần ngã ba Lò Đúc, đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển)  bị cha dượng nhốt nhiều năm.

Chuyện xảy ra trong gia đình cha là người Nhật đã về nước. Mẹ ở lại với con, lấy một người thợ may. Rồi bà chết, người thợ may lấy vợ. Cả hai âm mưu cướp đoạt nhà cửa, tài sản, bèn nhốt thằng bé vào nhà cầu phía sau để giết dần giết mòn. Ngày ngày thằng bé được cho ăn như một con chó với lời chửi rủa, đe dọa bằng dao phay. Thằng bé chỉ liên lạc ra ngoài bằng một cái lỗ tự khoét qua miếng ván gỗ mục vừa đủ thò ngón tay trỏ... Thằng bé khi được giải thoát mặt mày nó xanh xao, đầu tóc bù xù trông như một ông già. Nhưng cặp mắt nó luôn bâng khuâng hỏi về “thằng ăn trộm”, người bạn nhỏ duy nhất trong những ngày tháng nó bị giam cầm đã cho nó ăn, kể chuyện và dạy chữ cho nó, rồi nhờ câu chuyện từ  “thằng ăn trộm”, nó được giải thoát khỏi phòng giam phía sau nhà cầu.

Câu chuyện đã được một vài tờ bài báo thời ấy đăng tải. Họ cũng đi tìm “thằng ăn trộm” - theo nguyện vọng của thằng bé bị nhốt. Nhưng không giờ bao giờ nó được gặp. Vì người bạn nhỏ ấy đã trà trộn vào trong thời cuộc và rất có thể, đã trở thành một thầy giáo thực thụ từ ấn tượng trong câu chuyện tuổi thơ đã từng làm một người thầy “bất đắc dĩ”...

>>Tên trộm và cái lỗ tò vò (kỳ 1)

Tin cùng chuyên mục