Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai

Thông điệp về tình đoàn kết các dân tộc

Chưa bao giờ phố núi Pleiku lại đông vui đến thế. Festival lần này có tới 24 đoàn cồng chiêng trong nước cùng 5 đoàn cồng chiêng đến từ Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Philippines.
Thông điệp về tình đoàn kết các dân tộc

(SGGPO).- Chưa bao giờ phố núi Pleiku lại đông vui đến thế. Festival lần này có tới 24 đoàn cồng chiêng trong nước cùng 5 đoàn cồng chiêng đến từ Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Philippines.

Các nghệ nhân Cà Tu - Tà Ôi (Huế) biểu diễn. Ảnh: An Dung

Các nghệ nhân Cà Tu - Tà Ôi (Huế) biểu diễn. Ảnh: An Dung

Tối 12-11, nhân dân khắp nơi đổ về quảng trường 17-3. Đường phố đông nghẹt, náo nức. Các đoàn cồng chiêng từ các địa phương, các nước hòa nhập, say sưa diễn. Buổi lễ khai mạc hoành tráng đã mở màn cho hàng loạt các hoạt động của Festival cồng chiêng.

Tại Công viên văn hóa Đồng Xanh, Công viên Diên Hồng, Làng du lịch văn hóa Về Nguồn, sáng ngày 13-11, 15 đội cồng chiêng của các địa phương trong nước và quốc tế tưng bừng những bài cồng chiêng mừng lúa mới, lễ ăn hỏi, lễ đâm trâu, lễ mừng chiến thắng, …

Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Quảng Ngãi biểu diễn. Ảnh: An Dung

Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Quảng Ngãi biểu diễn. Ảnh: An Dung

Đến với festival cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai, đoàn cồng chiêng của Myanmar có 10 thành viên. Đoàn đem đến lễ hội 70 chiếc chiêng. Hầu hết những chiếc chiêng đều có kích thước nhỏ, được cố định vào khung, hoặc treo trên giá đỡ. Đoàn Myanmar biểu diễn khá chuyên nghiệp. Hỏi chuyện, các nghệ nhân trong đoàn cho biết, Nhà nước Myanmar rất coi trọng việc lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ở vùng quê còn giữ được nhiều cồng chiêng và có nhiều người chơi chiêng thành thục.

Các nghệ nhân Campuchia diễn tấu cồng chiêng. Ảnh: Công Hoan

Các nghệ nhân Campuchia diễn tấu cồng chiêng. Ảnh: Công Hoan

Đoàn cồng chiêng Campuchia có 11 nghệ nhân đem đến lễ hội 3 bộ cồng chiêng, gồm một bộ 6 chiếc, một bộ 11 chiếc, và một bộ hình bán nguyệt gồm 2 vòng lớn với 15 chiếc chiêng nhỏ ở mỗi vòng. Tại buổi dạ tiệc cồng chiêng tại Công viên văn hóa Đồng Xanh sáng 13-11, đoàn đã biểu diễn các bài chiêng thật sinh động…

Các nghệ nhân Indonesia diễn tấu bài cồng chiêng về sự luân hồi của cuộc sống. Ảnh: Công Hoan.

Các nghệ nhân Indonesia diễn tấu bài cồng chiêng về sự luân hồi của cuộc sống. Ảnh: Công Hoan.

Đoàn Indonesia mang theo 5 bộ chiêng. Ông Sulistyo Tirto Kusumo- trưởng đoàn, cũng là giám đốc công ty biểu diễn nghệ thuật cho biết, ở đất nước Indonesia có đến 300 dân tộc, nhưng văn hóa giữa các dân tộc khá tương đồng. Nếu như biểu diễn cồng chiêng của Việt Nam mang tính động (di chuyển) thì của Indonexia lại tĩnh (ít di chuyển).

Ông cũng cho biết, ở Indonexia, cồng chiêng được biểu diễn nhiều trong các lễ hội: lễ cưới, lễ mừng sinh con, lễ cầu mưa, xua đuổi tà ma. Hàng năm, các địa phương đều có lễ hội cồng chiêng. Văn hóa cồng chiêng của Indonexia hướng đến sự hòa hợp, hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Thanh thiếu niên Indonexia được học văn hóa cồng chiêng trong trường học. Nhiều trường đại học cũng có bộ môn về cồng chiêng.

Các nghệ nhân đoàn Jagrai vui ngày hội. Ảnh: An Dung

Các nghệ nhân đoàn Jagrai vui ngày hội. Ảnh: An Dung

Đối với các đoàn trong nước, các nghệ nhân cho biết rất mong muốn có nhiều lễ hội như thế này để được giao lưu giữa các dân tộc, hiểu biết thêm về văn hóa của nhau, và nhất là để cùng nhau giữ gìn văn hóa cồng chiêng.

Anh Hoàng Mạnh Tiến, thành viên của đoàn Lâm Đồng cho biết: Đoàn Lâm Đồng đưa đi 3 đội chiêng của 3 dân tộc bản địa có số lượng đông là Kơho, Châu Mạ và Churu. Mỗi dân tộc chọn một lễ hội nhỏ để để thể hiện văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình. Người Churu chọn lễ ăn hỏi, người Kơho với lễ cúng chiêng, người Châu Mạ với lễ mừng lúa mới.

Anh Tiến cho biết thêm, trong quá trình tập luyện đoàn chủ trương không can thiệp nhiều vào công tác dàn dựng, mục đích là để cồng chiêng được diễn tấu một cách hồn nhiên, đúng tính chất của nó.

Đoàn Điện Biên với những nghệ nhân dân tộc Thái Đen với những điệu xoè điêu luyện. Ông Đặng Việt Thanh – đoàn Điện Biên cho biết tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Thái Đen chiếm khoảng 40%, đây là dân tộc có đặc trưng văn hóa đặc sắc, mang đậm sắc thái của các tộc người miền núi phía bắc.

Đoàn nghệ nhân Thái (Nghệ An). Ảnh: An Dung

Đoàn nghệ nhân Thái (Nghệ An). Ảnh: An Dung

Cũng những vòng xoang của Tây Nguyên, các điệu múa xòe, múa sạp của người Thái thu hút, mời gọi đông người tham gia, càng đông càng vui, thể hiện tính cộng đồng rất lớn.

Các đoàn cồng chiêng trong nước, ngoài nước đến Gia Lai đều bày tỏ sự vui mừng, coi đây là dịp may để được thể hiện, giới thiệu văn hóa của dân tộc mình đến bạn bè quốc tế.

B.Hiền 

Thông tin liên quan

>> Ra mắt chiêng đồng lớn nhất Việt Nam 

>> Khai mạc Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai

Tin cùng chuyên mục