Ở tuổi trung niên, cơ thể con người bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa theo quy luật của tự nhiên. Khi đó, các chức năng trong cơ thể có dấu hiệu suy giảm, trong đó có chức năng gan, kéo theo hàng loạt các bệnh liên quan tới gan. Đây là một trong những vấn đề khiến cho những phận làm con không khỏi đau đầu khi lựa chọn cho đấng sinh thành một liệu pháp giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Ai cũng biết, gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng, thải độc, tổng hợp Albumin… Cơ thể hấp thụ, chuyển hóa, thải độc các chất thông qua 3 con đường: Gan, thận và tại các khối cơ. Khi tuổi càng cao, các khối cơ càng bị teo dần thì “gánh nặng” đó lại được chuyển sang cho gan và thận. Trong khi đó, bản thân gan và thận cũng trong quá trình suy giảm chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc, sức khỏe và tính mạng đang bị đe dọa. Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, đối với người cao tuổi điều này càng có ý nghĩa rất lớn. Suốt một chặng đường dài lao động không biết mệt mỏi vì con, đến khi xế chiều mong được nghỉ ngơi, an dưỡng thì cũng chẳng ai chống lại được quy luật sinh - lão - bệnh - tử, khiến cho mỗi phận làm con không khỏi xót xa!
Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm bài tiết mật gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón hay tiêu chảy, là một trong những nguyên nhân khiến cho bữa cơm gia đình không trọn vẹn. Đối với con cháu trong nhà, tìm lại được sức khỏe cho bậc cha mẹ là điều mong mỏi nhất.
Kinh nghiệm dân gian đã chỉ ra rằng, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu là lựa chọn an toàn và có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài. Các dược liệu tốt cho gan như actiso, hoàng bá, vọng cách, nhân trần, cà gai leo…, trong đó, cây diệp hạ châu và nhân trần là hai thảo dược được đánh giá cao.
Diệp hạ châu có vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc. Trong dân gian, diệp hạ châu đắng được sử dụng để điều trị viêm gan vàng da, rối loạn tiêu hóa. Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng diệp hạ châu là một trong những thảo dược hàng đầu giúp gan được sơ tiết và giải độc. Còn theo Tây y, các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh được chất đắng trong diệp hạ châu (phyllathin, hypophyllanthin) có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng bình thường của gan, nên rất tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu.
Bên cạnh Diệp hạ châu phải kể đến một thảo dược khác cũng rất hiệu quả giúp bảo vệ gan đó chính là nhân trần. Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, nhân trần giúp giải độc gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ…
HOA LINH
THÔNG TIN SẢN PHẨM Thực phẩm chức năng Trà tan và Trà túi lọc Bảo Bảo được nghiên cứu bởi các chuyên gia của Công ty Dược phẩm Hoa Linh với các thành phần từ các thảo dược có tính mát và có tác dụng tốt cho gan như: Nhân trần, Diệp hạ châu, Cúc hoa… Các thảo dược được phối hợp theo một tỉ lệ thích hợp để đảm bảo công dụng của sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, được giám sát chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu thu mua nguyên liệu đến sao tẩm chế biến, chiết xuất cho đến khâu đóng gói. Trà Bảo Bảo giúp thanh nhiệt, giải độc, giải khát mát gan, tăng cường chức năng gan, giúp bổ gan, bảo vệ gan khỏi những tác hại bởi rượu bia hoặc thuốc, hóa chất, thức ăn độc hại với gan hỗ trợ điều trị cho người bị men gan cao, suy giảm chức năng gan do gan nhiễm mỡ, viêm gan. Uống trà Bảo Bảo mỗi ngày, thói quen tốt giúp mát gan giải độc! Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Số điện thoại: 0437676976 Thực phẩm chức năng Trà tan và Trà túi lọc Bảo Bảo Công bố: Trà tan: 5104/2014/ATTP-XNCB. Trà túi lọc: 5105/2014/ATTP-XNCB Số giấy phép quảng cáo: 1078/2015/XNQC-ATTP; 1035/2015/XNQC-ATTP Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |