Ngày 20-6, tại cuộc họp bàn về việc giải quyết vấn đề ngập nước do mưa và triều cường do Trung tâm Công nghệ Môi trường - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức, nhiều nhà khoa học cho rằng, trong 10 năm qua TPHCM đã chi đến hơn 22.000 tỷ đồng và năm 2020 con số này sẽ tăng đến hơn 120.000 tỷ đồng để giải quyết vấn đề chống ngập. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả giải quyết vấn đề chống ngập vẫn không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra.
Ông Vũ Hải, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nước và Môi trường TPHCM, cho biết tình trạng ngập của thành phố là năm sau lại ngập hơn năm trước và chống ngập rồi lại tái ngập. Mặt khác, mỗi năm đều xuất hiện thêm nhiều điểm ngập mới. Nguyên nhân là do các giải pháp, dự án chống ngập do triều đang được thành phố triển khai chưa được nghiên cứu kỹ, kinh phí quá cao và thời gian thực hiện quá dài.
Điều đáng nói là tình trạng ngập lụt tại thành phố đang gây những tổn thất cho chất lượng cuộc sống cũng như kinh tế của người dân thành phố. Nghiên cứu của Đại học Quốc gia TPHCM về đánh giá tác động lụt, thủy triều đối với dân địa phương (quận 7) cho thấy, thiệt hại trung bình cho gia đình do tình trạng ngập của thành phố là 13 triệu đồng (với đối tượng gia đình), 13,4 triệu đồng (với đối tượng dân buôn bán) và gần 24 triệu đồng (với đối tượng xí nghiệp/tổ chức). Trong đó, bao gồm chi phí sửa chữa sàn, tường, thiệt hại đồ dùng, thiết bị điện, nạo vét dọn dẹp hệ thống tiêu thoát nước khu vực bên trong và bên ngoài nhà, thời gian di chuyển tài sản vật dụng… Riêng đối với xí nghiệp/tổ chức, ngoài những tổn thất trực tiếp trên, sẽ phải chịu thêm những chi phí gián tiếp khác từ việc dừng sản xuất 4 ngày/năm, đình trệ/chậm sản xuất 4 ngày/năm, hư hỏng trang thiết bị do bị ngâm nước và những chi phí tạm thời phát sinh để giải quyết tình trạng bị ngập. Không dừng lại đó, tùy theo mức độ ngập 10cm - 1m, các gia đình, hộ buôn bán và xí nghiệp/tổ chức sẽ phải chịu thêm tổn thất vô hình như kẹt xe, nghỉ việc tạm thời (được tính theo giá trị ngày công trung bình tại thời điểm hiện tại) là khoảng 10 - 90 tỷ đồng.
Trước thực trạng trên, ông Lê Anh Tuấn, đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, cho biết thành phố đang tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát, rạch Nước Lên với chiều dài 32km để giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 14.500ha; nạo vét, cải tạo rạch Xuyên Tâm dài 8,2km giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho 703ha. Bên cạnh đó, xây dựng 8 cống kiểm soát triều, 68 cống nhỏ dưới đê, xây dựng 7-8 đê bao xung yếu thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và 12km đê bờ tả sông Sài Gòn, nạo vét, cải tạo các trục tiêu thoát nước chính tại các kênh, rạch Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu, Xóm Củi, Lung Mâm… Dự kiến, các dự án trên đi vào hoạt động năm 2020 sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm thành phố và một phần của 5 lưu vực ngoại vi 550km2 với khoảng 6,5 triệu dân. Trong đó, giải quyết 13/17 tuyến đường ngập nước do mưa, 23/23 tuyến đường ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách trước đây, 179.179 tuyến hẻm và 9 tuyến đường ngập nước do triều, xây dựng 7 nhà máy xử lý nước thải.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia môi trường, chỉ tập trung vào giải pháp công trình là chưa đủ. Ông Vũ Hải cho rằng với giải pháp công trình, thành phố cần tập trung giải quyết đồng bộ 3 vấn đề chống ngập do triều, chống ngập do mưa và xử lý nước thải. Trong đó, để chống ngập do triều cần xây đập ngăn triều kiểu mới thông minh tại cửa sông Soài Rạp với các thông số kỹ thuật như xây dựng đập dài 3km, sâu 5-6m tại vị trí phía dưới ngã ba sông Vàm Cỏ - Soài Rạp cách cửa biển 11 hoặc 16km, xây dựng tuyến đê bao phía trái đập nối với quốc lộ 50 dài 10km hoặc sử dụng đường hiện hữu quốc lộ 50 - phà Vàm Láng làm đê bao. Còn để chống ngập do mưa, cần phải lập các biểu đồ mới, tính toán cường độ mưa thay các biểu độ cũ lập cách đây hơn 20 năm không còn phù hợp với biến đổi khí hậu những năm gần đây. Mặt khác, thay hệ thống cống mới có khẩu độ lớn hơn hoặc dùng van ngăn triều kết hợp với trạm bơm cục bộ bơm nước ra sông, thay thế các hố ga thu nước hiện nay bằng các hố ga cải tiến ngăn rác, khử mùi vừa bảo đảm thoát nước vừa giảm chi phí tu bổ hàng năm, vừa góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Thành phố cần tăng cường giải pháp phi công trình. Đơn cử như tăng khả năng thu trữ nước trong các gia đình, tăng mặt thoáng thấm nước để giảm áp lực thoát nước cho hệ thống cống thoát nước. Đồng thời, giúp tăng lượng nước bổ cập nguồn nước ngầm vốn đang bị cạn kiệt. Giải pháp này cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng sụt lún hạ tầng do khai thác nước ngầm quá mức, giảm tình trạng ngập sâu tại những khu vực bị lún hạ tầng. Một yếu tố khác là nên tận dụng tối đa lợi thế của hồ sinh thái làm chức năng điều hòa để điều tiết lượng nước trong trường hợp mưa lớn. Các chuyên gia cũng khẳng định, không thể có đủ tiền ngân sách để giải quyết 100% vấn nạn ngập lụt của thành phố.
Ông Vũ Hải, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nước và Môi trường TPHCM, cho biết tình trạng ngập của thành phố là năm sau lại ngập hơn năm trước và chống ngập rồi lại tái ngập. Mặt khác, mỗi năm đều xuất hiện thêm nhiều điểm ngập mới. Nguyên nhân là do các giải pháp, dự án chống ngập do triều đang được thành phố triển khai chưa được nghiên cứu kỹ, kinh phí quá cao và thời gian thực hiện quá dài.
Điều đáng nói là tình trạng ngập lụt tại thành phố đang gây những tổn thất cho chất lượng cuộc sống cũng như kinh tế của người dân thành phố. Nghiên cứu của Đại học Quốc gia TPHCM về đánh giá tác động lụt, thủy triều đối với dân địa phương (quận 7) cho thấy, thiệt hại trung bình cho gia đình do tình trạng ngập của thành phố là 13 triệu đồng (với đối tượng gia đình), 13,4 triệu đồng (với đối tượng dân buôn bán) và gần 24 triệu đồng (với đối tượng xí nghiệp/tổ chức). Trong đó, bao gồm chi phí sửa chữa sàn, tường, thiệt hại đồ dùng, thiết bị điện, nạo vét dọn dẹp hệ thống tiêu thoát nước khu vực bên trong và bên ngoài nhà, thời gian di chuyển tài sản vật dụng… Riêng đối với xí nghiệp/tổ chức, ngoài những tổn thất trực tiếp trên, sẽ phải chịu thêm những chi phí gián tiếp khác từ việc dừng sản xuất 4 ngày/năm, đình trệ/chậm sản xuất 4 ngày/năm, hư hỏng trang thiết bị do bị ngâm nước và những chi phí tạm thời phát sinh để giải quyết tình trạng bị ngập. Không dừng lại đó, tùy theo mức độ ngập 10cm - 1m, các gia đình, hộ buôn bán và xí nghiệp/tổ chức sẽ phải chịu thêm tổn thất vô hình như kẹt xe, nghỉ việc tạm thời (được tính theo giá trị ngày công trung bình tại thời điểm hiện tại) là khoảng 10 - 90 tỷ đồng.
Trước thực trạng trên, ông Lê Anh Tuấn, đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, cho biết thành phố đang tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát, rạch Nước Lên với chiều dài 32km để giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 14.500ha; nạo vét, cải tạo rạch Xuyên Tâm dài 8,2km giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho 703ha. Bên cạnh đó, xây dựng 8 cống kiểm soát triều, 68 cống nhỏ dưới đê, xây dựng 7-8 đê bao xung yếu thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và 12km đê bờ tả sông Sài Gòn, nạo vét, cải tạo các trục tiêu thoát nước chính tại các kênh, rạch Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu, Xóm Củi, Lung Mâm… Dự kiến, các dự án trên đi vào hoạt động năm 2020 sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm thành phố và một phần của 5 lưu vực ngoại vi 550km2 với khoảng 6,5 triệu dân. Trong đó, giải quyết 13/17 tuyến đường ngập nước do mưa, 23/23 tuyến đường ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách trước đây, 179.179 tuyến hẻm và 9 tuyến đường ngập nước do triều, xây dựng 7 nhà máy xử lý nước thải.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia môi trường, chỉ tập trung vào giải pháp công trình là chưa đủ. Ông Vũ Hải cho rằng với giải pháp công trình, thành phố cần tập trung giải quyết đồng bộ 3 vấn đề chống ngập do triều, chống ngập do mưa và xử lý nước thải. Trong đó, để chống ngập do triều cần xây đập ngăn triều kiểu mới thông minh tại cửa sông Soài Rạp với các thông số kỹ thuật như xây dựng đập dài 3km, sâu 5-6m tại vị trí phía dưới ngã ba sông Vàm Cỏ - Soài Rạp cách cửa biển 11 hoặc 16km, xây dựng tuyến đê bao phía trái đập nối với quốc lộ 50 dài 10km hoặc sử dụng đường hiện hữu quốc lộ 50 - phà Vàm Láng làm đê bao. Còn để chống ngập do mưa, cần phải lập các biểu đồ mới, tính toán cường độ mưa thay các biểu độ cũ lập cách đây hơn 20 năm không còn phù hợp với biến đổi khí hậu những năm gần đây. Mặt khác, thay hệ thống cống mới có khẩu độ lớn hơn hoặc dùng van ngăn triều kết hợp với trạm bơm cục bộ bơm nước ra sông, thay thế các hố ga thu nước hiện nay bằng các hố ga cải tiến ngăn rác, khử mùi vừa bảo đảm thoát nước vừa giảm chi phí tu bổ hàng năm, vừa góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Thành phố cần tăng cường giải pháp phi công trình. Đơn cử như tăng khả năng thu trữ nước trong các gia đình, tăng mặt thoáng thấm nước để giảm áp lực thoát nước cho hệ thống cống thoát nước. Đồng thời, giúp tăng lượng nước bổ cập nguồn nước ngầm vốn đang bị cạn kiệt. Giải pháp này cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng sụt lún hạ tầng do khai thác nước ngầm quá mức, giảm tình trạng ngập sâu tại những khu vực bị lún hạ tầng. Một yếu tố khác là nên tận dụng tối đa lợi thế của hồ sinh thái làm chức năng điều hòa để điều tiết lượng nước trong trường hợp mưa lớn. Các chuyên gia cũng khẳng định, không thể có đủ tiền ngân sách để giải quyết 100% vấn nạn ngập lụt của thành phố.