

Tiến độ một số dự án còn chậm so với kế hoạch, chậm đưa vào sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây lãng phí nguồn lực nhà nước như dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2. Đặc biệt, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường, hiện nay trong lĩnh vực y tế đang có tình trạng “nhập nhèm” giữa công và tư.
Ngày 28-7, đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội khóa XV làm việc với UBND TPHCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Theo thống kê của tổ giúp việc Đoàn giám sát của Quốc hội,mặc dù đã đến hạn, tính đến thời điểm hiện tại (ngày 16-4) vẫn còn tới 24 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, 6 UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, 1 HĐND và 1 tập đoàn chưa gửi báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Riêng đối với các đoàn đại biểu Quốc hội, hạn chót gửi báo cáo là ngày 30-4-2022.
Tổng hợp số liệu chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương, giai đoạn 2016-2021, số dự án thực hiện chậm tiến độ là 313.444 dự án; các dự án hoàn thành không sử dụng được hoặc có vi phạm pháp luật bị đình chỉ, hủy bỏ là 78.285 dự án…
“Ngay trong công tác phân bổ và sử dụng ngân sách, việc tăng cường phân cấp cho địa phương; tránh phải “xin - cho”, đồng thời với nâng cao năng lực, khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cá thể hoá trách nhiệm của các cấp, ngành chính là một hình thức tiết kiệm hiệu quả nhất”, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) phát biểu.