Chung cư số 440 đường Trần Hưng Đạo (quận 5, TPHCM) được Sở Xây dựng TPHCM kiểm định, đánh giá là chung cư cấp D, có khả năng đổ sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho tính mạng người dân, cần phá dỡ khẩn cấp.
Từ năm 2008, chính quyền TPHCM đã có chủ trương cải tạo, sửa chữa, xây mới các chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1975. Từ đó đến nay, thành phố (TP) đã 2 lần có kế hoạch cải tạo, sửa chữa, xây mới 474 chung cư cũ trên địa bàn với quyết tâm cao. Song, kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn vì gặp nhiều rào cản từ cơ chế, chính sách.
TPHCM hiện có 474 chung cư (CC) cũ phân bố đều ở các quận nội thành, trong đó nhiều CC bị hư hỏng nặng. Theo các chuyên gia đô thị, để có thể đẩy nhanh công tác cải tạo CC cũ, TP cần đóng vai trò chủ đạo thông qua các cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho người dân.
Ngày 25-11, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học “Cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TPHCM”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đô thị, kiến trúc, xây dựng, xã hội học.
Trong buổi tiếp xúc cử tri với Chủ tịch nước, cử tri quận 10 (TPHCM) kiến nghị phải xử lý nghiêm hành vi bao che, dung túng, tiếp tay, cản trở việc xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực.
UBND TPHCM vừa có văn bản về việc di dời khẩn cấp các hộ dân và tháo dỡ chung cư số 440 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5. Chung cư này có tuổi đời khá lâu tại TPHCM, được xây dựng từ trước năm 1975. Theo tiến trình phát triển đô thị, chuyện di dời cũng là lẽ đương nhiên, và hơn hết là vì sự an toàn cấp thiết của người dân.
Hiện nay, trên địa bàn TPHCM có hàng trăm chung cư cũ đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân và vướng mắc về cơ chế nên quá trình cải tạo, sửa chữa hiện vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Chủ tịch UBND quận 10 Nguyễn Thị Thu Hường cho biết, quận 10 hiện còn 23 lô chung cư cũ và 2 lô cư xá xây dựng trước năm 1975, với 3.378 căn hộ. Các căn hộ này đã bị hư hỏng, xuống cấp, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường, điều kiện sinh hoạt hạn chế.
“Quận 5 cần đầu tư phát triển trên các cơ sở nền tảng hiện có. Hiện các công trình, cơ sở giáo dục, y tế… là thế mạnh của quận nhưng hầu hết đã được xây dựng từ lâu, cần được đầu tư. Trong khó khăn chung của TP không thể làm cùng lúc, nên làm có trọng tâm, trọng điểm”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức gợi mở.
Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo, xem xét giải quyết vướng mắc thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở trong năm 2022.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện đang có 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng trước năm 1954 và từ giai đoạn 1960-1994. Hầu hết các khu nhà này đều đã hết niên hạn sử dụng, trong đó nhiều khu xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân. Song, vì nhiều lý do, người dân vẫn phải bám trụ tại các khu chung cư nguy hiểm này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP (Nghị định 69) về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ có hiệu lực từ tháng 9-2021. So với các quy định trước đây, Nghị định 69 bổ sung nhiều chính sách mới, tạo điều kiện cho chủ đầu tư cũng như chủ căn hộ. Trong đó, đáng chú ý là các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Nếu Hà Nội trong lòng người xa xứ có nỗi nhớ về những khu nhà tập thể, thì TPHCM cũng có những chung cư cũ hay còn gọi là chung cư không thang máy, trở thành ký ức của nhiều thế hệ người dân thành phố. Giữa những công trình hiện đại của hôm nay, các tòa chung cư cũ vẫn đan xen như thể một quyển nhật ký vừa lưu giữ vừa ghi thêm phần ký ức năm tháng của người dân thị thành.
Do việc xây dựng mới chung cư cũ gặp vướng mắc vì quy định chung, quận 5 - nơi có số chung cư cũ nhiều nhất TPHCM - đề xuất được cải tạo, chỉnh trang lại trong lúc chờ chính sách chung. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên không đồng tình, cho rằng đó là cách làm bị động.
Mùa mưa lại đến, những người dân sống trong chung cư cũ lại nơm nớp nỗi lo vì không biết chung cư cũ nát sập bất cứ lúc nào. Chính quyền các cấp rất nỗ lực để tháo gỡ nguy cơ này, nhưng trên thực tế việc cải tạo chung cư cũ là câu chuyện dài và phức tạp ở TPHCM.
Ngày 20-11, đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, cùng lãnh đạo các sở ngành TP có buổi giám sát tiến độ thực hiện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới trên địa bàn quận 4.
Theo kế hoạch năm 2019, TPHCM dự kiến cải tạo 108 chung cư cũ, hoàn thành tháo dỡ 7 chung cư, di dời 729 hộ dân của 12 chung cư cấp D, lựa chọn chủ đầu tư 11/15 chung cư cấp D. Tuy nhiên, đến nay công tác này gặp không ít vướng mắc.
Trên địa bàn quận 1 (TPHCM) có một số chung cư sử dụng nhiều năm, đã xuống cấp, phải xây dựng lại để đảm bảo an toàn cho cư dân và mỹ quan đô thị. Đó là việc cần thiết và không thể chần chừ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khẩn trương di dời dân xong rồi… bỏ đó, chậm xây lại chung cư.
UBND TPHCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng TPHCM chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các nhà chung cư trên địa bàn TPHCM.