Đa dạng hóa các loại hình vận tải công cộng

Quy hoạch phát triển GTVT tổng thể là tích hợp từ quy hoạch giao thông và vận tải, do đó quy hoạch cụ thể phát triển vận tải công cộng (VTCC) phải hướng đến mục tiêu cung ứng đa dạng các loại hình VTCC đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển theo các tiêu chí: nhanh (tốc độ), giá rẻ (hợp lý, phù hợp thu nhập), an toàn (an ninh, sức khỏe), thuận tiện (đơn giản, dễ dàng).
Đa dạng hóa các loại hình vận tải công cộng

Quy hoạch phát triển GTVT tổng thể là tích hợp từ quy hoạch giao thông và vận tải, do đó quy hoạch cụ thể phát triển vận tải công cộng (VTCC) phải hướng đến mục tiêu cung ứng đa dạng các loại hình VTCC đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển theo các tiêu chí: nhanh (tốc độ), giá rẻ (hợp lý, phù hợp thu nhập), an toàn (an ninh, sức khỏe), thuận tiện (đơn giản, dễ dàng).

Mật độ xe buýt cao sẽ làm ùn ứ giao thông. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Mật độ xe buýt cao sẽ làm ùn ứ giao thông. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Như vậy, quy hoạch phải theo các yêu cầu sau: Phù hợp quy hoạch phát triển GTVT chung và Chiến lược phát triển KT-XH của TPHCM theo từng giai đoạn; dự báo nhu cầu vận tải để làm cơ sở lựa chọn, xác định mô hình, phương án, công nghệ, chất lượng… các công trình, dự án, chương trình cụ thể, khả thi, tránh lãng phí thiếu hiệu quả; có quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ với các tiêu chí, chỉ tiêu, lộ trình, phân kỳ thực hiện cụ thể, rõ ràng, minh bạch, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng môi trường; có sự phân công trách nhiệm và phối - kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan chức năng và lực lượng quản lý, điều hành GTVT trong tổ chức thực hiện.

Đồng thời, tạo sự đồng thuận cao với việc tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các nhóm lợi ích khác nhau và chính quyền các cấp; đa dạng các loại hình, phương thức vận tải và quản lý nhằm khai thác tối đa khả năng vận hành của hệ thống công trình hạ tầng hiện hữu hoặc đã, đang xây dựng là biện pháp hàng đầu giúp phát triển VTCC.

Trong khi chờ các loại phương tiện hiện đại có khả năng chuyên chở lớn đang xây dựng như: xe buýt cao tốc, xe điện, metro…, để đáp ứng một phần nhu cầu đi lại, việc phát triển xe buýt là lựa chọn trước mắt, do giá thành thấp, đủ năng lực quản lý vận hành, phù hợp khả năng tài chính của TP. Nhưng nếu phát triển không hợp lý, quản lý điều hành yếu, xe buýt sẽ trở thành nguyên nhân gây kẹt xe, tai nạn giao thông.

Phát triển xe buýt nên theo hướng đa dạng chủng loại (số chỗ, nhiên liệu sử dụng, kết cấu) và bố trí phù hợp với hệ thống cầu-đường, khu dân cư, chức năng, khu công nghiệp. Theo đó, loại mini buýt sẽ bố trí ở khu vực đường hẹp, mật độ người cao; loại trung cho các đường, hướng tâm, xuyên tâm, kết nối, vành khuyên, vành đai trong; loại lớn cho các trục, hướng, tuyến lớn vành đai và đối ngoại.

Cũng cần có kế hoạch lộ trình chuyển đổi xe buýt các loại sang sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm (dùng gas, điện). Việc cần làm ngay là sắp xếp, bố trí lại luồng tuyến bến bãi và chủng loại xe hợp lý, kết hợp với hành trình đúng giờ, phấn đấu thực hiện theo 4 tiêu chí, yêu cầu nói trên để người dân có thể tiếp cận xe buýt nhanh chóng, di chuyển dễ dàng đến bất cứ điểm nào trong nội ô, ngoại ô, tự nguyện giảm dần dùng xe cá nhân.

Trong công tác quản lý, điều hành, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về đội ngũ lái xe, phục vụ. Đảm bảo cho họ thu nhập cao kèm các chính sách, ưu đãi ổn định. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, an toàn vận hành. Thường xuyên được bảo dưỡng sữa chữa, thay thế phụ tùng, phương tiện mới có chất lượng kỹ thuật, phục vụ cao và an toàn hơn.

Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý ổn định, nhiều khuyến khích ưu đãi cá nhân, tổ chức tham gia khai thác VTCC, nhất là xe buýt (như được trợ giá, bù giá, miễn giảm thuế, ưu đãi vay vốn ngân hàng tín dụng…), đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh các sai phạm trong điều hành, quản lý, thực hiện, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức có thành tích. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá rộng rãi dưới nhiều hình thức, ấn tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng về hệ thống xe buýt.

Quy hoạch phát triển xe buýt phải hài hòa, hợp lý với các loại hình vận tải phụ trợ khác mà chúng ta đang chấp nhận trong hệ thống là taxi, xe gắn máy cá nhân, xe ôm và các phương tiện vận tải nhỏ gọn hoặc thô sơ khác. Taxi và xe cá nhân là 2 loại hình vận tải phát triển nhanh theo quy luật cung cầu, khá thuận tiện nhưng việc phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát lại là nguyên nhân gây ách tắc, kẹt xe, tai nạn giao thông.

Xe ôm vận hành nhanh, thuận tiện, giá phù hợp, đặc biệt là lộ trình thông minh, xuất hiện “mọi lúc, mọi nơi”, đang là lựa chọn khá tốt của người đi đường. Quản lý điều hành xe ôm và các phương tiện nhỏ gọn, thô sơ khác tốt sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và giải quyết việc làm.

Giải bài toán kẹt xe, trước tiên phải bắt đầu từ con người. Chúng ta tự tạo “vấn nạn” thì hoàn toàn có thể thay đổi, loại bỏ nó.

Nguyễn Việt Hùng
(Chuyên gia giao thông và xây dựng)

Tin cùng chuyên mục