Đồ án quy hoạch chung thủ đô - Những chuyển động đầu tiên

Dự án đường nối sân bay Nội Bài – cầu Nhật Tân và đường Vành đai 4 là những công trình hạ tầng giao thông đầu tiên được triển khai ngay sau khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô được phê duyệt. Không chỉ là những đường nét của một thủ đô Hà Nội hiện đại trong tương lai, những công trình này còn đang làm chuyển động mạnh mẽ những vùng đất mà nó đi qua. Mô hình đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài.
Đồ án quy hoạch chung thủ đô - Những chuyển động đầu tiên

Dự án đường nối sân bay Nội Bài – cầu Nhật Tân và đường Vành đai 4 là những công trình hạ tầng giao thông đầu tiên được triển khai ngay sau khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô được phê duyệt. Không chỉ là những đường nét của một thủ đô Hà Nội hiện đại trong tương lai, những công trình này còn đang làm chuyển động mạnh mẽ những vùng đất mà nó đi qua.

Đồ án quy hoạch chung thủ đô - Những chuyển động đầu tiên ảnh 1

Mô hình đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài.

Từ nội đô đến sân bay Nội Bài còn 15km

Nhiều hành khách than phiền, bay từ Hà Nội tới TPHCM chỉ mất chưa đầy 2 giờ nhưng họ vẫn mất cả buổi cho chuyến bay chỉ vì khoảng cách hơn 40km từ nội đô ra đến sân bay Nội Bài. Nếu không muốn trễ chuyến vì tắc đường, hành khách thường phải khởi hành trước ít nhất 2 giờ trước khi máy bay cất cánh.

Mọi nỗ lực của ngành hàng không nhằm tiết kiệm thời gian cho hành khách như bán vé điện tử, rút ngắn thời gian check in, check out… xem ra không tác dụng nhiều lắm khi quãng đường từ nội đô ra sân bay vẫn còn xa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ùn tắc giao thông như hiện nay. Nếu nhìn trên đồ án quy hoạch, nội đô Hà Nội và sân bay Nội Bài giống như tình trạng “gần nhà, xa ngõ”.

Trước đây, khi chưa có dự án cầu Nhật Tân, việc rút ngắn quãng đường ra sân bay gần như không tưởng. Thế nhưng, từ khi cây cầu Nhật Tân thành hình hài và mới đây nhất, con đường nối giữa cầu Nhật Tân và sân bay Nội Bài được khởi công thì việc rút ngắn thời gian đi từ nội đô ra sân bay đã rõ hơn.

Nếu đúng tiến độ, từ năm 2014 trở đi, quãng đường từ nội đô đến sân bay Nội Bài chỉ còn khoảng 15km, nghĩa là hành khách chỉ mất khoảng 15 phút chạy xe, thay vì hàng giờ trước đây. Đó là ý nghĩa hiện hữu, được mong chờ nhất của dự án này.

Được thiết kế với bề rộng cắt ngang lên tới 100m, dự kiến trong giai đoạn 1, tuyến đường sẽ gồm 6 làn xe cao tốc rộng 32m ở giữa và 2 đường gom mỗi bên rộng 7,5m, tuyến đường tương lai này trở thành tuyến đối ngoại chính của thủ đô Hà Nội trong việc đón, đưa các đoàn khách ngoại giao.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, dự án đường nối sẽ cùng với dự án cầu Nhật Tân và dự án Nhà ga hành khách T2 Nội Bài hình thành một cụm công trình hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, cảnh quan, phục vụ lâu dài cho nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa

Phát lệnh khởi công.

Phát lệnh khởi công.

Nằm trên địa bàn các xã thuộc huyện Đông Anh, bắt đầu từ khi manh nha dự án cầu Nhật Tân và đường nối cầu với sân bay Nội Bài, cả vùng đất vốn thuần nông này đã bắt đầu sôi sục vì giá đất. Đỉnh điểm khoảng tháng 7 và 8-2010, giá đất tại các xã quanh khu vực dự án đã bị thổi lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 so vài năm trước đó với mức giá 50 - 60 triệu đồng/m2 trong bán kính cách cầu Nhật Tân 1km.

Ở thời điểm này, dù thị trường bất động sản nói chung vẫn đang “ngủ đông” nhưng sự kiện khởi công tuyến đường nối sân bay Nội Bài và cầu Nhật Tân mới đây cũng làm cho thị trường của khu vực này được hâm nóng trở lại.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện giá đất quanh khu vực cầu Nhật Tân vẫn đứng ở mức khá cao. Ví dụ, giá đất mặt đường 23m sát đường dẫn lên cầu Nhật Tân vẫn có giá 70 triệu đồng/m², đất trong làng 60 triệu đồng/m²… Tuy giao dịch không nhiều song tâm lý các nhà đầu tư cũng tỏ ra khá lạc quan vì triển vọng của khu vực này.

Trong đồ án quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, dự án đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là tuyến đường nằm trên trục hướng tâm nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới vùng lõi thủ đô Hà Nội.

Trong tương lai, khi khu vực đô thị trung tâm mở rộng từ nội đô về phía Tây và Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; về phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên thì tuyến đường nối này sẽ là trục giao thông chính yếu liên kết 3 cụm đô thị lớn Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên, Đông Anh và Mê Linh.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng nhờ có quy hoạch rõ ràng nên thị trường bất động sản nói chung sẽ an toàn hơn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng như hiện nay thì việc “sốt giá” sẽ khó xảy ra.

Bích Quyên

Tin cùng chuyên mục