Tỉnh Bắc Kạn là địa phương có số dự án vào chung kết nhiều nhất, với 4 dự án; Đồng Tháp, Quảng Nam mỗi địa phương 3 dự án; TPHCM, Trà Vinh, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Nghệ An, Thanh Hóa mỗi địa phương 2 dự án, các tỉnh còn lại 1 dự án.
Các dự án tập trung sản xuất xanh, hướng đến phát triển bền vững |
Trong 10 năm hành trình Khởi nghiệp Xanh, dự án đã xây dựng được một lực lượng doanh nông trẻ, giỏi về nhiều mặt ở các địa phương từ Bắc đến Nam. Những doanh nghiệp này đã tạo ra những sản phẩm mới, có tiêu chuẩn cao, thậm chí nhiều dự án đã có chứng nhận hữu cơ từ các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Đặc biệt, năm nay nhiều dự án đạt giải trong các kỳ thi trước cũng tham gia, với vai trò nhà tài trợ sản phẩm.
Nhiều dự án thành công lần thi trước đã quay lại tài trợ cuộc thi |
Bên cạnh đó, ban tổ chức đã mở lớp tập huấn để các doanh nông trẻ nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công dự án. Chương trình đã lan tỏa thông điệp về khởi nghiệp xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch canh nông, đổi mới sáng tạo phát huy tài nguyên bản địa. Nhiều dự án lần này đã áp dụng công nghệ, sản xuất xanh, quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững.
Năm nay, cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh có tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1,2 tỷ đồng, trong đó 436 triệu đồng tiền mặt, phân bổ cho 9 giải chính, 30 giải tư vấn hỗ trợ các hoạt động khác.
Các dự án đoạt giải có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thiết thực như: Hội chợ quốc tế có liên quan đến nông nghiệp – thực phẩm; tham gia các lớp học nâng cao kiến thức về phát triển doanh nghiệp,...; các chương trình học thực tế; hay các gói tư vấn thực hành LocalGap, tư vấn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; cùng với đó là các giải thưởng về thực hiện các phim, youtube, TikTok…