Nhờ vậy, giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cung ứng vào thị trường TPHCM luôn được duy trì ổn định và không có tình trạng khan hàng biến động giá.
Theo sở công thương các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua, các địa phương đã liên kết với TPHCM tăng cường trao đổi thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, diễn biến cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là tình hình giá cả các mặt hàng nông sản, đặc sản của khu vực phía Nam. Song song đó, sở công thương các tỉnh, thành cũng tích cực phối hợp với nhau để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bình ổn thị trường của TPHCM đưa hàng bình ổn giá về các tỉnh, thành vùng sâu, vùng xa; tổ chức nhiều phiên chợ hàng Việt về nông thôn...
Theo thống kê của Sở NN-PTNT TPHCM, hiện sản lượng nông sản thực phẩm trên địa bàn TPHCM đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu của người dân; trong khi hơn 70% là hàng hóa từ các tỉnh, thành và khu vực khác đưa về. Trong đó các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL chiếm số lượng lớn. Để tăng cường hiệu quả công tác bình ổn thị trường giữa TPHCM và khu vực ĐBSCL, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản khi đưa vào TPHCM tiêu thụ; đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong cuộc họp của UBND TPHCM với Ban an toàn thực phẩm thành phố mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo, trong tháng 7 này, tại 3 chợ đầu mối của thành phố, không chỉ heo, gà mà tất cả thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ không được vào chợ. Đây là giải pháp cần thiết để góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân và chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Theo sở công thương các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua, các địa phương đã liên kết với TPHCM tăng cường trao đổi thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, diễn biến cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là tình hình giá cả các mặt hàng nông sản, đặc sản của khu vực phía Nam. Song song đó, sở công thương các tỉnh, thành cũng tích cực phối hợp với nhau để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bình ổn thị trường của TPHCM đưa hàng bình ổn giá về các tỉnh, thành vùng sâu, vùng xa; tổ chức nhiều phiên chợ hàng Việt về nông thôn...
Theo thống kê của Sở NN-PTNT TPHCM, hiện sản lượng nông sản thực phẩm trên địa bàn TPHCM đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu của người dân; trong khi hơn 70% là hàng hóa từ các tỉnh, thành và khu vực khác đưa về. Trong đó các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL chiếm số lượng lớn. Để tăng cường hiệu quả công tác bình ổn thị trường giữa TPHCM và khu vực ĐBSCL, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản khi đưa vào TPHCM tiêu thụ; đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong cuộc họp của UBND TPHCM với Ban an toàn thực phẩm thành phố mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo, trong tháng 7 này, tại 3 chợ đầu mối của thành phố, không chỉ heo, gà mà tất cả thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ không được vào chợ. Đây là giải pháp cần thiết để góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân và chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.