- Múa lân, múa sư và múa rồng khác nhau ở điểm nào? Có phải loại hình nghệ thuật này xuất phát từ Trung Quốc?
(Trương Du Long – Hai Bà Trưng, Q1)
Đây là nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc từ thời Xuân Thu. Ngay từ khi mới lưu vong sang Việt Nam, người Hoa đã luôn phát huy nó và hiện nay nghệ thuật múa lân, sư, rồng ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Đoàn Nhân Nghĩa Đường đã đại diện Việt Nam tham dự các cuộc thi múa lân, sư, rồng quốc tế tại Thái Lan, đoạt giải nhì (sau Singapore). Tất nhiên những người tham gia loại hình nghệ thuật này đều phải là những võ sư.
Múa lân thì có điệu múa nổi tiếng là Thất tinh cổ (điệu trống bảy ngôi sao), và tiết mục Lân leo cột chỉ dành cho người xuất sắc nhất. Múa sư thường gắn với võ đường người Triều Châu thuộc môn phái Bắc Thiếu Lâm, người múa phải có võ công thâm hậu, một tiết mục múa sư gồm 4 người, hai người múa, một người đánh trống một người cầm quả cầu, trống đánh khác với nhịp múa lân, người múa phải ẩn mình chứ không lộ ra như múa lân, múa rồng.
Múa rồng xuất hiện muộn hơn múa lân và múa sư. Vì rồng tượng trưng cho vương quyền chỉ dùng trong cung đình, đến đời Đường Minh Hoàng mới truyền ra dân gian. Múa rồng thường múa tập thể, ít nhất 10 người, càng nhiều người thì thân rồng càng uốn lượn đẹp mắt.
Bích Châu