Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phát triển bền vững theo chiều sâu

Hôm qua, 17-2, Bộ KH-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) ở Việt Nam.
Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phát triển bền vững theo chiều sâu

(SGGP).- Hôm qua, 17-2, Bộ KH-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) ở Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua 20 năm phát triển, đến nay hệ thống các KCN, KCX đã được hình thành trên hầu hết các tỉnh, thành phố. Cả nước có 267 KCN, KCX đã được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 72.000ha, diện tích có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha. Trong đó Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhiều nhất, 127 khu.

Theo quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích đất KCN tiếp tục tăng mạnh, đến năm 2015 dự kiến 130.000ha và đến năm 2020, 200.000ha. Ước tính, doanh thu từ các KCN (kể cả doanh nghiệp trong nước và FDI) đạt 38 – 40 tỷ USD/năm, đóng góp trên 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước… Riêng tại TPHCM, tổng vốn đầu tư tại các KCN, KCX của TP đến nay đạt 7,8 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của khối này chiếm tỷ trọng 12,53% kim ngạch xuất khẩu chung của TPHCM. Gần 255.900 lao động đã được giải quyết việc làm…

Khu công nghiệp Hiệp Phước được xây dựng trên vùng đất xấu tại huyện Nhà Bè, đang hình thành KCN đô thị cảng Hiệp Phước nhằm phục vụ mục tiêu tiến ra biển của TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Khu công nghiệp Hiệp Phước được xây dựng trên vùng đất xấu tại huyện Nhà Bè, đang hình thành KCN đô thị cảng Hiệp Phước nhằm phục vụ mục tiêu tiến ra biển của TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Tuy nhiên, tại hội nghị nhiều đại biểu đã chỉ ra những hạn chế như sử dụng đất còn chậm so với quy hoạch, kế hoạch. Công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nhà ở cho công nhân, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động… còn nhiều bất cập. Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Văn Đức, trong số các KCN hiện nay mới có 74 KCN đã đầu tư và đưa vào hoạt động các nhà máy xử lý nước thải tập trung; số còn lại hoặc đang xây dựng, hoặc đang hoạt động mà chưa có công trình xử lý nước thải tập trung. Ngay trong số đã có hệ thống xử lý tập trung cũng có tới hàng chục khu xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu. Các vi phạm về xử lý chất thải rắn và khí thải còn tiếp diễn tại nhiều KCN.

Sản xuất băng chuyền tại Công ty cổ phần cao su Bến Thành trong KCN Tây Bắc Củ Chi. Ảnh: THANH TÂM

Sản xuất băng chuyền tại Công ty cổ phần cao su Bến Thành trong KCN Tây Bắc Củ Chi. Ảnh: THANH TÂM

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, định hướng phát triển KCN, KCX, KKT đã được đề cập trong các nghị quyết của Đảng thời gian gần đây theo hướng phát triển bền vững theo chiều sâu, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Các quy định về KCN, KCX còn chưa đầy đủ, thống nhất sẽ được Bộ KH-ĐT tổng hợp, điều chỉnh và xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP trình Chính phủ ban hành trong năm 2012. 

A.THƯ

Tin cùng chuyên mục