Song song đó, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM rất tích cực trong việc phủ kín hàng hóa ở các kênh phân phối, cũng như thực hiện chính sách bình ổn giá theo chỉ đạo của UBND TP, tạo sự an tâm trong người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Tăng trưởng ổn định
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ngành lương thực thực phẩm TPHCM cũng đối mặt với không ít khó khăn. Cùng chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới sâu và rộng như hiện nay, các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm gặp phải rất nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm giữ thị phần trên thị trường nội địa. Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho biết trong thời gian qua, ngành thực phẩm đồ uống xuất hiện tình trạng tồn kho dần tăng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khó tăng giá sản phẩm, bởi hiện nay trên thị trường không chỉ ngành đồ uống mà các ngành hàng khác có chủng loại phong phú, đa dạng, dồi dào... nên đòi hỏi đơn vị sản xuất kinh doanh vừa cạnh tranh bằng chất lượng vừa phải đảm bảo giá cả phù hợp.
Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh ngày một vững mạnh, xây dựng và mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm và thương hiệu đến với các đối tác tiềm năng, đến người tiêu dùng ngày một tốt hơn, Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM đã tổ chức xây dựng website chuyên cung cấp thông tin của ngành để giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể cập nhật tin tức hữu ích và kịp thời. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, cho hay sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay, website của hội đã trở thành một trong những địa chỉ thu hút sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm, cập nhật những thông tin hữu ích liên quan đến ngành lương thực thực phẩm. Đó là các thông tin về thị trường, doanh nghiệp; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước… Ngoài ra, website của hội còn là nơi để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với những đối tác, khách hàng tiềm năng thông qua các banner quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ...
Với sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của các sở ngành và hiệp hội trên địa bàn TPHCM, doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đã nỗ lực đứng vững và tạo được uy tín nhất định trên thị trường. Cụ thể, chỉ số phát triển công nghiệp năm 2017 của ngành tại TPHCM tăng 4,6% so với cùng kỳ. Với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước chiếm ưu thế hơn doanh nghiệp FDI, với tỷ lệ trên 70% kim ngạch xuất khẩu của ngành lương thực thực phẩm. Đồng thời, thị trường xuất khẩu nông thủy sản chính của Việt Nam chủ yếu gồm các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan... Còn thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu đến từ Mỹ, Nhật Bản…
Gia tăng điểm bán
Ngành chế biến lương thực thực phẩm gồm 2 phân ngành là sản xuất chế biến thực phẩm (chiếm tỷ trọng 63,6%) với các sản phẩm chế biến thịt, thủy sản, nước mắm, rau quả, dầu mỡ, sữa, tinh bột, đường, bánh kẹo, mì sợi, thức ăn gia súc, gia cầm… Còn phân ngành thứ 2 là sản xuất đồ uống (chiếm tỷ trọng 36,4%) với các sản phẩm bia, rượu, đồ uống không cồn, nước khoáng đóng chai. Có 4 nhóm chính trong ngành chế biến lương thực thực phẩm, gồm: rượu - bia - nước giải khát, bánh kẹo, chế biến sữa và sản phẩm từ sữa, chế biến thịt và sản phẩm từ thịt. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành lương thực thực phẩm là ngành hàng tiêu dùng đang cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại và chịu tác động của lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT mặt hàng rượu bia chiếm tới 35% giá bán và còn tiếp tục tăng trong các năm tới theo lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của Chính phủ, từ mức 55% năm 2016, lên 60% năm 2017 và 65% năm 2018.
Để nhanh chóng nắm bắt cơ hội phát triển cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, một số doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam có uy tín, quy mô lớn như Vissan, Acecook, Vinamilk, Tân Quang Minh... đã chú trọng việc đầu tư mạnh vào hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng giám đốc Công ty Thương mại Sài Gòn Food, cho rằng mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và yếu tố người trẻ dưới 40 tuổi chiếm 68% dân số, nên nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến, đồ uống ngày càng lớn và đa dạng. Nhận thức cao về sự chăm sóc sức khỏe cá nhân tăng nên lượng lớn người tiêu dùng ngày càng quan tâm và chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, dinh dưỡng. Ngoài ra, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thị trường bán lẻ hiện nay ngày càng được mở rộng về quy mô, doanh nghiệp TPHCM còn tập trung mở các điểm bán hàng bình ổn thị trường rải khắp 24 quận, huyện.
Tính đến nay, với 4.127 điểm bán hàng bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố, đã và đang giúp các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm có thêm nhiều kênh phân phối hàng hóa. Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, các doanh nghiệp TP trong nhóm ngành lương thực thực phẩm có vị thế thị trường quan trọng, chiếm thị phần lớn trong cả nước. Với vị thế đó, những năm gần đây, ngành lương thực thực phẩm TP đã dần đổi mới phương thức hoạt động, gia tăng số lượng, đa dạng về chủng loại mặt hàng, từ các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ hộp, bánh kẹo, nước có gas, nước giải khát đến các sản phẩm mới như bữa ăn chế biến sẵn... đã đáp ứng được yêu cầu về tính tiện dụng trong nhịp sống đô thị hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực phẩm của TPHCM đã quan tâm hơn về các tiêu chuẩn trong ngành, nỗ lực đạt các tiêu chuẩn nhất định của Việt Nam và quốc tế như nguồn gốc xuất xứ đầu vào nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP trong sản xuất.
Tăng trưởng ổn định
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ngành lương thực thực phẩm TPHCM cũng đối mặt với không ít khó khăn. Cùng chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới sâu và rộng như hiện nay, các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm gặp phải rất nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm giữ thị phần trên thị trường nội địa. Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho biết trong thời gian qua, ngành thực phẩm đồ uống xuất hiện tình trạng tồn kho dần tăng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khó tăng giá sản phẩm, bởi hiện nay trên thị trường không chỉ ngành đồ uống mà các ngành hàng khác có chủng loại phong phú, đa dạng, dồi dào... nên đòi hỏi đơn vị sản xuất kinh doanh vừa cạnh tranh bằng chất lượng vừa phải đảm bảo giá cả phù hợp.
Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh ngày một vững mạnh, xây dựng và mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm và thương hiệu đến với các đối tác tiềm năng, đến người tiêu dùng ngày một tốt hơn, Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM đã tổ chức xây dựng website chuyên cung cấp thông tin của ngành để giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể cập nhật tin tức hữu ích và kịp thời. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, cho hay sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay, website của hội đã trở thành một trong những địa chỉ thu hút sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm, cập nhật những thông tin hữu ích liên quan đến ngành lương thực thực phẩm. Đó là các thông tin về thị trường, doanh nghiệp; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước… Ngoài ra, website của hội còn là nơi để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với những đối tác, khách hàng tiềm năng thông qua các banner quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ...
Với sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của các sở ngành và hiệp hội trên địa bàn TPHCM, doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đã nỗ lực đứng vững và tạo được uy tín nhất định trên thị trường. Cụ thể, chỉ số phát triển công nghiệp năm 2017 của ngành tại TPHCM tăng 4,6% so với cùng kỳ. Với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước chiếm ưu thế hơn doanh nghiệp FDI, với tỷ lệ trên 70% kim ngạch xuất khẩu của ngành lương thực thực phẩm. Đồng thời, thị trường xuất khẩu nông thủy sản chính của Việt Nam chủ yếu gồm các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan... Còn thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu đến từ Mỹ, Nhật Bản…
Gia tăng điểm bán
Ngành chế biến lương thực thực phẩm gồm 2 phân ngành là sản xuất chế biến thực phẩm (chiếm tỷ trọng 63,6%) với các sản phẩm chế biến thịt, thủy sản, nước mắm, rau quả, dầu mỡ, sữa, tinh bột, đường, bánh kẹo, mì sợi, thức ăn gia súc, gia cầm… Còn phân ngành thứ 2 là sản xuất đồ uống (chiếm tỷ trọng 36,4%) với các sản phẩm bia, rượu, đồ uống không cồn, nước khoáng đóng chai. Có 4 nhóm chính trong ngành chế biến lương thực thực phẩm, gồm: rượu - bia - nước giải khát, bánh kẹo, chế biến sữa và sản phẩm từ sữa, chế biến thịt và sản phẩm từ thịt. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành lương thực thực phẩm là ngành hàng tiêu dùng đang cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại và chịu tác động của lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT mặt hàng rượu bia chiếm tới 35% giá bán và còn tiếp tục tăng trong các năm tới theo lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của Chính phủ, từ mức 55% năm 2016, lên 60% năm 2017 và 65% năm 2018.
Để nhanh chóng nắm bắt cơ hội phát triển cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, một số doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam có uy tín, quy mô lớn như Vissan, Acecook, Vinamilk, Tân Quang Minh... đã chú trọng việc đầu tư mạnh vào hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng giám đốc Công ty Thương mại Sài Gòn Food, cho rằng mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và yếu tố người trẻ dưới 40 tuổi chiếm 68% dân số, nên nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến, đồ uống ngày càng lớn và đa dạng. Nhận thức cao về sự chăm sóc sức khỏe cá nhân tăng nên lượng lớn người tiêu dùng ngày càng quan tâm và chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, dinh dưỡng. Ngoài ra, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thị trường bán lẻ hiện nay ngày càng được mở rộng về quy mô, doanh nghiệp TPHCM còn tập trung mở các điểm bán hàng bình ổn thị trường rải khắp 24 quận, huyện.
Tính đến nay, với 4.127 điểm bán hàng bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố, đã và đang giúp các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm có thêm nhiều kênh phân phối hàng hóa. Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, các doanh nghiệp TP trong nhóm ngành lương thực thực phẩm có vị thế thị trường quan trọng, chiếm thị phần lớn trong cả nước. Với vị thế đó, những năm gần đây, ngành lương thực thực phẩm TP đã dần đổi mới phương thức hoạt động, gia tăng số lượng, đa dạng về chủng loại mặt hàng, từ các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ hộp, bánh kẹo, nước có gas, nước giải khát đến các sản phẩm mới như bữa ăn chế biến sẵn... đã đáp ứng được yêu cầu về tính tiện dụng trong nhịp sống đô thị hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực phẩm của TPHCM đã quan tâm hơn về các tiêu chuẩn trong ngành, nỗ lực đạt các tiêu chuẩn nhất định của Việt Nam và quốc tế như nguồn gốc xuất xứ đầu vào nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP trong sản xuất.