

Khóa 8 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1932-1937) có 8 người tốt nghiệp nhưng chỉ có Lương Xuân Nhị và Tôn Thất Đào là hai cái tên có nhiều tranh lụa đẹp được biết đến. Tôn Thất Đào thường vẽ trên lụa đề tài cảnh sinh hoạt, phong cảnh, phong cảnh gắn với sinh hoạt con người, đặc biệt vẻ đẹp của các thiếu nữ Huế. Bức tranh Thiếu nữ bên lồng chim (vẽ năm 1939) đặc trưng cho phong cách vẽ lụa của Tôn Thất Đào, nhiều sắc thái, luôn trầm mà mát, giàu chất tâm tình và tự sự.

Họa sĩ Văn Bình thường được biết tới với các tác phẩm sơn mài truyền thống để miêu tả vẻ đẹp của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến hay khắc họa đời sống sinh hoạt, phong cảnh nông thôn đồng bằng và miền núi. Tại phiên 23 lần này, họa sĩ Văn Bình đã xuất hiện mới lạ hơn với tác phẩm vẽ chân dung một phụ nữ Nga mang tên Nàng Natasa. Tác phẩm chất liệu chì trên giấy, được vẽ năm 1962.

Họa sĩ Trương Hiếu là người Hà Nội. Chính bởi lẽ đó mà tranh về Hà Nội của ông rất da diết và phảng phất sự nhớ thương. Trong số những sáng tác của Trương Hiếu, phiên 23 trân trọng giới thiệu bức Hà Nội 1965.


Đặc biệt tại phiên 23, giới mộ điệu được thưởng thức cả bộ ba tác phẩm phong cảnh rất nổi tiếng, chất liệu sơn mài của họa sĩ Nguyễn Huyến là Thác Bờ (1962), Hạ Long (1971) và Hồ Gươm (1983). Nổi bật nhất trong đó là Thác Bờ sáng tác năm 1962- là thời điểm họa sĩ đã đạt được độ chín cả về tư tưởng lẫn tay nghề. Bức tranh được đánh giá cao vì là một trong số ít tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam hội tụ nhiều giá trị về mặt mỹ thuật, biểu tượng ẩn họa cũng như các giá trị lịch sử dân tộc. Thác Bờ từng được đấu thành công ở phiên tháng 4-2018 với mức gõ búa 280.000 USD (gần 6,5 tỷ đồng). Ngoài ra, hai tác phẩm Hạ Long và Hồ Gươm cũng không kém phần đặc sắc…

Nguyễn Huyến là gương mặt nổi bật trong mảng sơn mài. Ông học Mỹ thuật Đông Dương khoảng 1932-1936, sau đó rời trường tìm cho mình lối đi riêng. Ông vinh dự là 1 trong 20 họa sĩ tham gia vẽ giấy bạc cho Nhà nước Việt Nam với hình ảnh "con trâu xanh" trên tờ tiền giấy 100 đồng. Suốt cuộc đời hơn 50 năm sáng tác của mình, Nguyễn Huyến là một trong số không nhiều những họa sĩ được giới sưu tầm nước ngoài tìm mua từ rất sớm, có thể kể đến như Hoàng thân Sihanouk và Bảo tàng Thụy Điển.

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Phòng trưng bày nghệ thuật kỹ thuật số kiểu mới
-
Họa sĩ Trần Thảo Hiền và những gam màu giao thoa
-
Khai mạc triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” tại Huế
-
Điêu khắc, hội họa song hành trong triển lãm của Đào Châu Hải và Đinh Phong
-
Triển lãm tranh trực tuyến “Gieo tổ ấm”
-
Khai mạc triển lãm tác phẩm mỹ thuật về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Trường Sa - Nguồn cảm hứng không bao giờ cạn
-
Trưng bày tranh sơn dầu khổ lớn về chiến thắng Điện Biên Phủ
-
Triển lãm “Thành phố Hồ Chí Minh - 47 năm cùng cả nước, vì cả nước”
-
Rực rỡ sắc màu phố đi bộ Trịnh Công Sơn